Lợi ích sức khỏe từ tảo Spirulina

Quá trình nghiên cứu Tảo mặt trời tự nhiên:

Con người bắt đầu nghiên cứu một cách nghiêm túc về lợi ích dinh dưỡng của tảo Spirulina bắt đầu từ những năm 1960. Khi đó công ty Sosa Texcoco của Pháp đã tiến hành xúc tiến kế hoạch thu hoạch Tảo mặt trời tại hồ Texcoco tại Mexico. Đến những năm 70 những nhà khoa học khi phát hiện ra hàm lượng protein cực kỳ cao trong loại tảo này, điều này mở ra một hy vọng mới cho việc tìm ra loại thực phẩm chống đói thứ 3. Spirulina bỗng nhiên trở thành một ứng viên hàng đầu.

Nhưng những nghiên cứu mới về tảo mặt trời kể từ năm 1970 trở về sau tập trung hơn vào tiềm năng phòng chóng bệnh tật hơn là tiềm năng trở thành loại thực phẩm chống đói thứ 3.

Thông qua nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật, các công ty dược phẩm có cái nhìn khả quang từ những thành quả đạt được. Nhiều cơ sở y tế và giáo dục đang xem xét việc đưa tảo Spirulina vào chương trình nghiện cứu, học tập của họ.

Báo cáo tại trường Đại học bang Aregon vào năm 2005 của tiến sĩ Bickford và các đồng nghiệp của cô ấy tại bệnh viện James A phát hiện ra rằng những con chuột bị đột quỵ do được cho sử dụng ma túy sau khi ăn bổ sung Spirulina có tốc độ hồi phục với biên độ lớn hơn nhiều những con còn lại.

Trung tâm thông tin y tế bệnh viện Cedars-Sinai, Los Angeles công bố một nghiên cứu thí nghiệm trên mẫu vật là những con chuột già. Kết quả cho thấy những con được cho ăn Spirulina mỗi ngày có sự duy trì chức năng tế bào thần kinh tốt hơn, ít xuất hiện gốc tự do hơn những con chuột được cho ăn dưa chuột. Nghiên cứu này đặc biệt quạn trọng bởi vì nó chỉ ra rằng Tảo mặt trời có thể sẽ hữu ích trong việc phòng chống các căn bệnh do gốc tự do ví dụ như Parkinson hay Huntington.

Tổ chức An toàn thực phẩm Quốc tế thuộc Đại học Kansas vào năm 2005 đã cho xuất bản một cuốn sách. Trong sách có đề cập đến việc Spirulina được FDA và Tổ chức Y tế thế giới chứng nhận là thực phẩm cho sức khỏe. Đây là nguồn cung cấp 5 loại axit amin thiết yếu, những axit amin mà cơ thể con người không thể tự sản sinh ra được.  Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến hàm lượng khoáng chất cực cao có trong tảo Spirulina, đặc biệt là chất sắt. Điều này có thể giúp chúng ta giảm áp lực cho cho dạ dày và ruột bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột, ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột.

Bản tóm tắt nghiên cứu năm 2002 của Sở Khoa học động vật tại Đại học Hyderabad, Ấn Độ giải thích khả năng ức chế sự nồng độ Cycloxygenase-2 (Một chất gây viêm nhiễm và ung thư) của Spirulina.

loi-ich-suc-khoe-tư-spirulina-15042

Một nghiên cứu nữa của Trung tâm Quốc tế Havana cho thấy chất phycocyanin từ Spirulina đã bảo vệ được những con chuột bị tiêm chất zymosan gây viêm khớp. Những con chuôt này không bị tổn thương sụn và ức chế phản ứng viêm sau khi được cho ăn Spirulina trong 8 ngày. Một số công ty cũng từ đó áp dụng nghiên cứu này vào việc chế tạo một loại hợp chất chống viêm sử dụng trên động vật.

Tiếp đến là nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ về việc dùng Spirulina để điều trị bệnh ung thư miệng. Các bệnh nhân tham gia lần nghiên cứu này là những người mắc phải ung thư miệng do thuốc lá. Sau khi được cho uống 1g Soirulina Fusiformuus hàng này trong một năm thì các triệu chứng bệnh đã biến mất hoàn toàn.

Một số website thuộc đại học New York còn nói rằng Spirulina hứu hẹn sẽ hữu ích trong cuộc chiến chống HIV. Tìm năng này đã được chứng minh bởi Viện Ung thư Dana-Farber và Tổ chức nghiên cứu y học thuộc trường đại học Harvard. Những website trên cũng tham khảo nhiều nghiên cứu về việc Spirulina có thể giúp giảm lượng Cholestero, huyết áp, ngăn ngừa ung thư, tăng cường khả năng phòng thủ của gan chống lại các loại độc tố…

Những người ủng hộ lợi ích sức khỏe mà Spirulina mang lại chắc chắn có lý do để lạc quan, nhưng rõ ràng là chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn nửa để nhận được sự công nhận chính thức trên toàn thế giới.

Xem bài trước.

Tảo mặt trời

0/5 (0 Reviews)

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *