Ăn thế nào khi bị cao huyết áp và tim mạch?

nhung thuc pham ho tro suc khoe tim mach

Giảm trọng lượng sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp và tim mạch. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng bạn nên tuân theo những nguyên tắc để giảm bệnh.

Bệnh tim kèm huyết áp cao xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ trẻ. Nhiều chị em thường băn khoăn, tại sao khi mắc bệnh, cơ thể mình lại mập mạp hơn người bình thường dù đã áp dụng chế độ ăn uống giảm cân và tập thể dục đều đặn?

Mục lục

Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh cao huyết áp tim mạch

Theo bác sĩ Phan Bích Nga (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), bệnh tim và huyết áp cao thường khiến cơ thể giữ nước nên người bệnh có vẻ mập mạp hơn người thường. Mặc khác, nếu chế độ ăn không khoa học sẽ khiến cơ thể càng thêm béo phì, ;à nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

Ăn thế nào khi bị cao huyết áp và tim mạch?

Các nghiên cứu đã chứng minh tăng cân nhanh là một yếu tố liên quan đến tăng huyết áp và giảm trọng lượng sẽ có hiệu quả giảm huyết áp. Người bị béo phì có nguy cơ bị tăng huyết áp cao gấp 2,9 lần so với người không béo.

Tăng 7,5 mmHg huyết áp tâm trương dẫn tới tăng 29% nguy cơ bệnh mạch vành và 46% nguy cơ đột quỵ. Nếu chị em tự áp dụng chế độ ăn giảm cân và tập luyện đều đặn mà vẫn không đạt kết quả thì cần phải đi khám xem có bị mắc chứng rối loạn chuyển hóa mỡ máu hay không để có chế độ ăn phù hợp hơn.

 Những nguyên tắc dinh dưỡng cần thiết phòng bệnh tim mạch

Ăn thế nào khi bị cao huyết áp và tim mạch?

  • Nên tránh những thực phẩm nhiều chất béo: Thịt mỡ, nước luéc thịt, bơ, thịt chân giò…
  • Tránh các thực phẩm có nhiều cholesterol: Não, tim, gan, thận, lòng lợn, …
  • Tránh ăn các món ăn có chứa nhiều chất béo : bánh mì bơ, bơ trộn rau, các món xào, rán.
  • Tránh các thức ăn giàu năng lượng như: đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt, chocolat, nước ngọt. Khi chế biến tránh xào rán nhiều mỡ.
  • Nên tăng ăn rau ở dạng luộc, nấu canh , làm nộm, rau trộn sa–lat.
  • Không nên ăn nhiều vào chiều và tối.
  • Tạo thói quen ăn uống theo đúng chế độ ăn: Số bữa ăn 3 bữa/ngày.
  • Không uống rượu, bia, cà phê, các đồ uống có đường và chất kích thích.

Ngoài ra, trong chế độ ăn chị em cần lưu ý các thành phần:

Ăn thế nào khi bị cao huyết áp và tim mạch?

 

Protein: Đảm bảo đủ chất đạm. Thay thế một phần chất béo trong chế độ ăn bằng protein để tăng hiệu quả giảm cân. Lựa chọn các thực phẩm giàu protein như: fomat, trứng, sữa bột ít bơ, sữa chua làm từ sữa gầy, đậu đỗ…

Glucid: Nên sử dụng những glucid có nhiều chất xơ như: bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ  có năng lượng thấp.

Đủ vitamin và muối khoáng: Cần bổ sung viên multivitamin, khoáng và vi khoáng tổng hợp.

Muối: Hạn chế muối ăn < 6g/ngày. Nếu có tăng huyết áp thì chỉ nên dùng 2-4g/ngày.

Bên cạnh đó vẫn cần luyện tập thể dục đều đặn, đúng nguyên tắc tùy theo tình trạng bệnh và cần theo lời khuyên của bác sĩ. Ngoài ra có thể sử dụng những sản phẩm chức năng để tăng cường hiệu quả ngăn ngừa giảm nguy cơ bệnh về tim mạch

Công dụng tảo xoắn Spirulina bảo vệ tim mạch

Sử dụng tảo xoắn Spirulina sẽ giúp giảm đáng kể lượng Cholesterol LDL xấu gây hại. Điều này sẽ vô cùng có lợi đối với sức khỏe hệ tim mạch, bởi đa số các nguyên nhân gây bệnh tim mạch hiện nay đều đến từ việc nồng độ Cholesterol tăng cao trong máu. Giảm thiểu Cholesterol xấu sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, đột quỵ, thậm chí tắc nghẽn mạch máu, tử vong.

Tác dụng của tảo xoắn Spirulina được cho là sẽ giúp tăng cường nồng độ oxit nitric trong cơ thể nếu sử dụng thường xuyên. Đây là chất có khả năng làm giãn nở mạch máu, giúp cho huyết áp giảm xuống an toàn với người bị bệnh cao huyết áp. Từ đó ngăn nguy cơ chóng mặt, đột quỵ và một số biến chứng có thể gây hại khác.

Các sản phẩm tảo Spirulina

475,000
Giảm giá!
790,000
Giảm giá!

Dinh Dưỡng Cho Sỉ Tử Mùa Thi

Tảo Mặt Trời Spirulina Gold Plus

1,150,000

Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 để được tư vấn

0/5 (0 Reviews)

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *