“Nhân sâm dưới nước” phòng bệnh gan và tiểu đường

Phần lớn mọi người đều không biết “Nhân sâm dưới nước” là tên gọi của người xưa về loài cá chạch. Loài cá nước ngọt sinh tồn trong môi trường ruộng nước, đầm lầy, ao hồ…. Ngoài việc có thành phần dinh dưỡng khá cao cá chạch còn là một phương thuốc hữu hiệu để phòng chóng bệnh tật.  (Liên kết hỗ trợ: Tảo mặt trời tự nhiên giúp tăng cân).

Nê thu, hòa thu, thu ngư là cách những cách gọi khác nhau của loài cá này. Mỗi nơi có một các gọi khác nhau và những nhà khoa học thì gọi nó là Misgurnus anguillicaudatus (cantor). Thành phần các chất chứa trong 100g thịt cá chạch gồm 1,2g các loại khoáng chất, 2,5g glucid, 3,7g lipid, 9,6g protid và cuối cùng nhiều nhất là 83g nước. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được sự phong phú về độ đạm trong thành phần này bên cạnh đó thành phần là mỡ lại khá thấp.

Nói theo cách của đông y thì cá chạch mang tính bình, có vị ngọt. Tác dụng tốt trong việc bổ tỳ vị, dưỡng thận từ phong thấp, ngăn ngừa bệnh vàng da, cầm đi lỏng và có lợi cho dương sự. Từ xưa các món ăn và dược thiện từ cá chạch đã được các y sư sử dụng để điều trị các căn bệnh như dương nuy (Liệt dương), mụn nhọt, viêm gan, trĩ, tiêu khát (tiểu đường)…Dưới đây là một số phương thuốc hay có thể gọi là món ăn để phục hồi sức khỏe, chống lại bệnh tật.

Bài 1: cá chạch 250g, cát cánh 6g, địa du 18g, hoa hòe 9g, kha tử 9g. Tất cả đem sắc kỹ, bỏ bã lấy nước uống.

Công dụng: chữa trĩ xuất huyết, trĩ sa không tự co lên được.

Bài 2: cá chạch 250g, đậu phụ 500g. Cá chạch làm sạch, bỏ đầu đuôi; đậu phụ thái miếng đem nấu chín rồi cho cá chạch vào đun sôi một vài phút là được, chế thêm hành, gừng tươi và gia vị, dùng làm canh ăn.

Công dụng: bổ tỳ vị, trừ thấp, dùng thích hợp cho người bị viêm gan vàng da, tiểu tiện không thông.

Bài 3: cá chạch rán vàng 120g, hoàng kỳ 15g, đẳng sâm 15g, hoài sơn 30g, đại táo 15g, gừng tươi 5g. Tất cả đem sắc kỹ, lấy nước bỏ bã, chia uống vài lần trong ngày.

Công dụng: bồi bổ tỳ vị, dưỡng huyết, dùng thích hợp cho người suy nhược cơ thể, gầy yếu, thiếu máu, trẻ em suy dinh dưỡng.

Bài 4: cá chạch 250g, mỡ lợn, hạt tiêu và gia vị vừa đủ, nấu thành canh ăn liền trong nửa tháng. Có thể thêm tôm sông tươi 30g và một chút rượu vang.

Công dụng: bổ thận trợ dương, có lợi cho dương sự, dùng thích hợp cho người bị liệt dương, suy giảm khả năng tình dục.

Gần đây các nhà y học Trung Quốc vừa tiến hành một nghiên cứu trên 40 bệnh nhân viêm gan truyền nhiễm, sau khi kết thúc điều trì bằng các phương thuốc bằng cá chạch có 5 bệnh nhân không thấy chuyển biến, 11 người giảm bớt các triệu chúng bệnh, gan được hồi phục chút ít, 24 người may mắn hết hẳn các triệu chứng lâm sàng, gan không còn sưng nửa, chức năng phục hồi hoàn hảo. Từ đó các nhà y học này kết luận rằng cá chạch có tác dụng đến 87,5%, một kết quả khá khả quan và đối với trường hợp viêm gan mạn tính, cá chạch cũng có tác dụng điều trị ở một mức độ nhất định.

Phương pháp trị bệnh tiểu đường: lấy 10 con cá chạch cắt bỏ đầu đuôi, làm sạch, phơi hoặc sấy khô, đốt thành than rồi tán nhỏ thành bột; lá sen tươi phơi khô tán bột, hai thứ khối lượng bằng nhau, trộn đều, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ.

Ngoài ra, để trị tiểu đường các bạn nên dùng thêm thực phẩm chức năng tảo mặt trời Spirulina. Đây là một loại sản phẩm hỗ trợ tốt cho người mắc phải căn bệnh này.

tao-mat-troi-gan-nhiem-mo3

Hy vọng bạn đã có thêm được một số kiến thức bổ ích. Xin chào và hẹn gặp lại.

Xem bài trước.

To mt tri

0/5 (0 Reviews)

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *