Bệnh gai cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì?

Bệnh gai cột sống hay còn gọi là bệnh vôi hóa cột sống mà hiện nay nhiều người mắc phải không chỉ ở những người lớn tuổi. Vậy khi mắc bệnh gai cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì để chúng ta cải thiện tình trạng bệnh đồng thời bảo vệ sức khỏe xương tốt hơn.

fucoidan

Bệnh gai cột sống là gì?

Bệnh gai cột sống hay còn gọi là bệnh vôi hóa cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, dây chằng quanh khớp và cả đĩa sụn. Gai cột sống là một quá trình lão hóa tự nhiên và theo tuổi tác. Thường xảy ra ở vùng cổ và thắt lưng do hoạt động nhiều hơn các bộ phận xương khớp khác trên cơ thể nên gây thoái hóa cột sống cũng nhanh hơn. Vì thế, tỷ lệ nam giới bị vôi hóa cột sống nhiều hơn ở nữ giới vì đa phần đàn ông làm việc nặng nhọc hơn là phụ nữ.

Gai cột sống chỉ cảm nhận rõ rệt khi người bệnh hoạt động đi lại nhiều và giảm hẳn chứng đau nếu ngồi nghỉ ngơi. Ngoài ra, cơn đau nhức lưng, hay cổ sẽ lan xuống bả vai, cánh tay và cả phần chân làm bệnh nhân mệt mỏi, suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc.

Bệnh gai cột sống nên ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với bệnh gai cột sống chúng ta nên thường xuyên tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác nhau tốt cho xương cột sống.

Thực phẩm giàu canxi

Nhiều người đã có suy nghĩ sai lầm rằng bệnh gai cột sống là do chúng ta ăn nhiều canxi mà ra. Nhưng thực chất điều này không đúng vì canxi khi vào cơ thể chỉ được hấp thuụ khoảng 20% và 80% còn lại bị thải ra ngoài, việc kiểm soát canxi cũng rất chặt chẽ. Do đó, bổ sung thêm nhiều canxi rất có lợi cho những ai mắc bệnh gai cột sống.

Một cách tốt nhất để bổ sung canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày đó là bạn nên thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu canxi từ hải sản như cá chạch, cá hồi, tôm, cua và nhiều nữa các loại khác.

Bên cạnh đó, lượng canxi dồi dào từ các loại rau xanh (rau dền, cải thìa, bông cải xanh, đậu cô ve…), hạt khô (hạnh nhân), ngũ cốc (yến mạch), hạt mè, sữa rất quan trọng để đảm bảo được lượng canxi cần thiết nạp vào cho cơ thể.

Ngoài ra, các thực phẩm khác như trứng, bơ, kem sữa, phô mai, phô mát cũng có hàm lượng canxi cao, rất tốt cho xương và giúp xương chắc khỏe.

Hấp thụ vitamin D hàng ngày

Canxi và vitamin D có quan hệ mật thiết với nhau vì nhờ có vitamin D mới có thể chuyển hóa canxi từ thực phẩm vào cơ thể và giúp cơ thể hấp thu được canxi dễ dàng.

Đặc biệt, vitamin D là chất cần thiết, quan trọng đối với xương vì nó giúp xương chắc khỏe. Để có thể hấp thụ được vitamin D, bạn có thể dùng các thực phẩm có chứa chất này, tuy nhiên lượng chất có thể hấp thụ vào cơ thể thường không đủ để hấp thụ canxi. Vậy nên bạn cần phơi nắng vào các buổi sáng sớm vì nắng có chứa hàm lượng vitamin D dồi dào hơn cả những thực phẩm khác và như vậy sẽ giúp cơ thể hấp thụ chúng nhanh hơn, dễ dàng hơn. Mỗi buổi sáng sớm, bạn ngồi trước nắng phơi người khoảng 15 phút là được.

Ăn nhiều trái cây, rau quả

Không chỉ canxi, chúng ta còn cần bổ sung vitamin A, C có trong các loại trái cây và rau quả. Chúng có tác dụng chống lại các gốc tự do gây viêm và giúp giảm đau, giảm sưng ở những chỗ cột sống mọc gai.

Bệnh gai cột sống không nên ăn gì?

Gai cột sống là bệnh tự nhiên xuất hiện khi cơ thể bị lão hóa và khó tránh khỏi. Tuy nhiên, một số bệnh nhân mắc bệnh vẫn ít xuất hiện triệu chứng đau nhức, bởi vì họ có một chế độ ăn lành mạnh và hạn chế những loại thực phẩm có tác dụng xấu đến bệnh. Những loại thực phẩm sau đây bạn không nên ăn để tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn.

  • Không nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất phụ gia như nước ngọt có gas, soda, thực phẩm nhiều carbo-hydrate và đường hóa học aspartame… vì chúng sẽ làm kích thích sự tăng trưởng của gai ở cột sống.
  • Không nên ăn thực phẩm có chứa nhiều đạm hoặc chất béo từ mỡ động vật vì những chất này làm tăng thể trọng cơ thể từ đó khiến cột sống phải chống đỡ cả một cơ thể nặng nề không hề tốt chút nào cho tình trạng bệnh.
0/5 (0 Reviews)

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *