Các Loại Rau Củ Chỉ Hợp Khi Ăn Chín hoặc Ăn Sống

Có những loại rau củ quả nên ăn sống nhưng chúng ta lại thường nấu chín, những loại nên ăn chín mới tốt thì mọi người lại làm ngược lại. Hiểu về cách dùng các loại rau củ quả dưới đây để có cách ăn uống thật lành mạnh bạn nha!

gia tao mat troi tu nhien

Một nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí British Journal of Nutrition cho thấy những người ăn theo một chế độ thực phẩm tươi sống nghiêm ngặt có nồng độ vitamin A và beta-carotene (một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong trái cây và rau xanh) tương đối cao. Nhưng họ lại có mức độ thấp lycopene (sắc tố đỏ trong cà chua và ớt chuông đỏ…). Điều này cho thấy không phải tất cả các loại rau ăn sống đều tốt và cũng không nên ăn tất cả là chín.

Rau củ quả là nguồn thực phẩm rất cần thiết cho sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến để đảm bảo tối ưu tác dụng của chúng. Loại nào nên ăn sống và loại nào nên nấu chín là một câu hỏi thú vị mà không ít người đã từng thắc mắc. Thế nên những thông tin dưới đây sẽ mang lại nhiều bất ngờ cho bạn.

Các loại rau củ quả nên ăn sống:

Các loại hạt

Hạt của những loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân… khi ăn sống sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Có thể bạn khoái mùi vị hạt rang, tuy nhiên hạt khi chế biến sẽ mất đi một số dưỡng chất rất đáng kể. Cụ thể là khi rang các loại hạt này sẽ tăng cường chất béo và calo trong khi sẽ bị giảm khoáng chất magiê và sắt có trong hạt.

Hành tây

Hành tây là một loại củ có mùi vị rất hăng và rất khó ăn sống nên nhiều người vẫn thường nấu chín trước khi dùng. Nhưng bạn cần nhớ rằng, khi ăn sống loại củ gia vị này nó sẽ giúp cơ thể chúng ta chống lại bệnh ung thư phổi và tuyến tiền liệt. Mùi vị của chúng không được thoải mái cho lắm sau khi ăn xong, tuy nhiên chịu khó đánh răng và dùng nước súc miệng thì sẽ giải quyết được sự phiền phức này.

Ớt chuông đỏ

Một trái ớt chuông đỏ cỡ vừa chỉ chứa 32 calo nhưng rất giàu vitamin C, thậm chí cung cấp khoảng 150% lượng vitamin C bạn cần trong một ngày. Nếu nấu ớt chuông đỏ với nhiệt độ trên 375 độ C thì sẽ phá hỏng lượng vitamin C dồi dào đó. Vì vậy, ăn sống loại ớt ít cay nhẹ này có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tình trạng có thể dẫn đến bệnh tim.

Rong biển

Rong biển giàu vitamin và khoáng chất có thể hòa tan trong nước, dễ hấp thụ vào máu. Thực phẩm này còn là nguồn cung cấp sắt, canxi và i-ốt rất tốt. Nếu bạn không ngại mùi tanh thì có thể ăn rong biển tươi để tận dụng tối đa các khoáng chất có lợi nói trên.

Củ cải đường

Củ cải đường cũng là một thực phẩm mà các chuyên gia khuyên chúng ta nên ăn sống. Vì khi tiếp xúc với nhiệt trong quá trình đun nấu sẽ làm mất hơn 25% hàm lượng folate (một loại acid amin cần thiết để hình thành tế bào, tạo máu) có trong củ cải đường. Tốt nhất là bạn nên ăn củ cải đường khi còn tươi để bảo toàn nguồn folate quý giá này.

Quả việt quất

Theo nghiên cứu của tạp chí Agricultural and Food Chemistry, quả việt quất giàu chất chống oxy hóa hơn bất kì loại quả nào khác. Việt quất chứa chất xơ lành mạnh và một lượng polyphenol cao, giúp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chế biến việt quất thì sẽ làm thay đổi mức độ polyphenol này.

Các loại rau củ quả nên nấu chín:

Cà rốt

Bạn đã từng nghe người ta nói rất nhiều rằng cà rốt rất tốt cho đôi mắt, nhưng bạn có biết lý do tại sao không? Tác dụng có lợi cho thị lực là do một hợp chất có tên là beta-caroten có nhiều trong cà rốt mang lại, cũng là thành phần khiến cho cà rốt có màu cam đậm trông rất bắt mắt. Trong cơ thể, beta-caroten sẽ được biến đổi thành vitamin A và rất cần thiết để bảo vệ đôi mắt luôn sáng khỏe (cùng với khả năng hỗ trợ miễn dịch và mang lại làn da khỏe mạnh). Một nghiên cứu tiến hành năm 2002 đã chứng minh rằng cà rốt khi được nấu chín sẽ có hàm lượng beta-caroten cao hơn và cơ thể sẽ có thể hấp thụ nó tốt hơn.

Cà chua

Sốt cà chua, tương cà chua, canh cà chua – bạn có khá nhiều cơ hội để thưởng thức loại cà chua đã được chế biến này. Tuy nhiên nếu bạn chỉ giới hạn chế độ ăn bởi những rổ cà chua sống thì hãy thay đổi thói quen này đi. Theo một nghiên cứu trên tạp chí International Journal of Food Sciences and Nutrition, ăn cà chua sống chỉ mang lại cho bạn khoảng 4% lycopen (một chất chống oxy hóa rất mạnh chứa trong cà chua). Nguyên nhân là do cà chua sống có lớp thành tế bào khá dày và điều này ngăn cản cơ thể hấp thu lycopen. Tuy nhiên, khi đã được nấu chín, lycopen sẽ trở nên dễ sử dụng hơn và cơ thể sẽ hấp thu nó tốt hơn.

Rau chân vịt

Rau chân vịt rất giàu sắt và folat – một vitamin nhóm B rất cần thiết cho sự phát triển của tế bào và hệ sinh sản. Mặc dù việc nấu chín rau chân vịt không làm tăng hàm lượng folat nhưng theo một nghiên cứu vào năm 2002, phương pháp hầm rau chân vịt sẽ giúp giữ ổn định hàm lượng folat. Vậy thì lợi ích ở đây là gì? Một bó rau chân vịt nấu chín sẽ giảm kích thước xuống chỉ còn một nhúm. Vì thế, bạn sẽ ăn được nhiều hơn. Kết quả dĩ nhiên là bạn cũng sẽ có được nhiều folat hơn.

Măng tây

Mây tây cực giàu những vitamin có khả năng đẩy lùi ung thư như A, C và E cũng như folat. Tuy nhiên, do vách tế bào khá dày nên cơ thể chúng ta rất khó hấp thu được những dưỡng chất này. Việc nấu chín măng tây sẽ giúp phá vỡ các tế bào sợi của nó để giúp cơ thể hấp thu các vitamin này dễ dàng hơn.

Cà tím

Cà tím là một nguồn giàu phốt pho, Nasunin, Folate, vitamin B, axit Chlorogenic, canxi, magiê, kali, vitamin A & Beta carotene, hydrat carbo, sắt, chất xơ và vitamin C. Đây là một thực phẩm tuyệt vời giúp chống lại vi khuẩn và các nguồn virus. Trong cà tím cũng có chứa chất solamine. Nếu ăn sống có thể gây nôn mửa, chóng mặt và tiêu chảy.

Rau cải

Một số loại như bắp cải, cải xanh, súp lơ… có thể tốt khi ăn sống, tuy nhiên một số người sẽ bị đầy hơi, khó tiêu, khó hấp thụ đường trong các loại rau này. Hơn nữa, với những người có vấn đề về tuyến giáp không nên ăn rau cải sống vì chúng có chứa chất ức chế tuyến giáp, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Bắp cải tí hon (cải Brussels)

Những loại rau củ quả nên và không nên nấu chín trước khi ăn

Bắp cải tí hon khi chưa được nấu chín có chứa nhiều loại đường không có lợi cho hệ tiêu hóa. Đồng thời khi được nấu chín, hợp chất hữu cơ indole sẽ được hình thành giúp ức chế các tế bào ung thư, chống lại các gốc tự do.

Củ năng

Củ năng hay còn gọi là củ mã thầy là loại củ ăn sống ưa thích của rất nhiều người vì vị ngọt mát của nó. Nhưng do là loài cây sống thủy sinh nên ngoài vỏ của có chứa sán. Khi sán đi vào đường ruột có thể gây ra các vấn đề như ỉa chảy, viêm loét đường ruột. Củ mã thầy sau khi mua về nên dội qua nước sôi để diệt hết sán ngoài vỏ, hoặc đun chín trước khi dùng.

Những điều bạn cần lưu ý khi chế biến rau củ quả:

– Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phương pháp tốt nhất để chế biến rau quả là luộc, tuy nhiên không phải sử dụng một nồi đầy nước. Bạn có thể chỉ cần cho 2 – 3 thìa nước và đảo cùng với rau là đủ.

– Nên nấu nguyên vẹn cả rau củ. Cách chế biến này không chỉ giúp giữ được mùi vị mà còn giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng lên tới 25% so với rau củ được cắt nhỏ trước khi nấu.

– Thêm một chút dầu vào khi nấu. Những chất béo lành mạnh như dầu oliu, dầu bơ hay dầu hạt lanh có thể giúp tăng khả năng hấp thu những chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể.

Thế đấy, nhiều loại thực phẩm cần ăn sống để đảm bảo dinh dưỡng nhưng cũng có những loại nên nấu chín sẽ tốt hơn để làm phá vỡ các thành tế bào của rau quả, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn. Các chị em nên lưu ý những thông tin như trên để chế biến cho gia đình mình những bữa ăn ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng nhất nhé!

Có một nguyên tắc đơn giản mà từ đó các bà nội trợ có thể biết để xử lý trong bữa cơm hàng ngày sao cho được nhiều chất dinh dưỡng nhất, đó là căn cứ vào các loại chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Cụ thể:

– Vitamin C

Nhiệt độ dễ dàng tiêu hủy vitamin C. Vitamin C được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả, đặc biệt là ớt đỏ và rau màu xanh lá cây, cam, súp lơ xanh, khoai tây và bắp cải.

– Lycopene

Lycopene là một chất dinh dưỡng thiết yếu có nhiều nhất trong cà chua và các loại quả mọng màu đỏ khác. Một chế độ ăn uống giàu lycopene sẽ giúp phòng tránh bệnh ung thư. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí British Journal of Nutrition tìm thấy lycopene được tăng cường hơn bằng cách nấu, đặc biệt khi được kết hợp với chất béo hoặc dầu.

– Vitamin A, D, E và K

Những vitamin này không thay đổi trong quá trình đun nấu. “Chất xơ, tinh bột, protein, chất béo, khoáng chất, khoáng vi lượng và tất cả các loại vitamin A, D, E và K vẫn còn khi rau được nấu chín,” bà Hartley, một chuyên gia dinh dưỡng nói.

– Vitamin B

Giống như vitamin C, vitamin B có thể bị mất khi sôi, vì nó là chất hòa tan trong nước. Để giảm sự mất mát của các loại vitamin này, bạn nên lựa chọn phương pháp nấu ăn mà giảm thiểu việc sử dụng nước, chẳng hạn như ăn sống, nướng, rang.

– Enzymes

“Điều quan trọng phải phân biệt giữa các enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa và enzyme tự nhiên có trong các loại thực phẩm”, bà Hartley chỉ ra. Các enzyme trong thực phẩm không có tác dụng về tiêu hóa. Tuy nhiên, chúng có ích lợi khác cho cơ thể: “Các enzymes myrosinase và indoles tìm thấy trong các loại rau họ cải có chứa các hợp chất chống ung thư, nhưng rất dễ bị phá hủy bởi nhiệt”.

Mách nhỏ bạn đọc

Các Sản Phẩm Tảo Mặt Trời

Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 để được tư vấn

Tảo mặt trời thực phẩm lành mạnh có chứa đồng thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe chúng ta như các loại axit amin thiết yếu, vitamin, chất khoáng, chất xơ, một lượng lớn các hoạt chất sinh học – là các chất chống oxi hóa như Phycocyanin, Clorophyll, … giúp cơ thể khỏe mạnh, tự nhiên, lên cân một cách an toàn, hiệu quả đồng thời giúp cơ thể thanh lọc tẩy độc, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, ngăn ngừa được nhiều loại bệnh tật.


Công tygau-truc-do1

Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM

Hotline: 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 hoặc (08) 3968 3680 – Ms. Hà

0/5 (0 Reviews)

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *