Hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao gây xơ vữa động mạch tăng nguy cơ đột quỵ, tiểu đường…Những kiến thức hữu ích về cholesterol
>>> Thuốc tăng cân
Cholesterol là gì? Cách đây hơn 2 thế kỷ,các nhà khoa học đã tìm ra công thức hoá học của sạn mật và đặt tên chúng là cholesterol. Theo tiếng Hy Lạp, “chole” nghĩa là mật, “stereos” nghĩa là chất đặc, hình khối và “ol” được dùng để chỉ những công thức hoá học nói chung.
Cholesterol là một thành phần được tiết ra từ các tế bào gan, có khả năng tiêu hoá các chất mỡ béo trong ruột và giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất các loại vitamin A, D, E, K. Cholesterol là tiền thân của vitamin D và nhiều loại hormone quan trọng, trong đó có cả testosterone, estrogen và progesterone. 80% cholesterol được tổng hợp từ trong cơ thể bạn và 20% còn lại từ thực phẩm và lối sống của mỗi chúng ta.
Không phải cholesterol nào cũng nguy hại cho sức khỏe. Đúng như vậy, nhiều người lầm tưởng cholesterol là hoàn toàn có hại, thực tế thì có 2 loại cholesterol là LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol tốt):
Một người khỏe mạnh có ít LDL trong máu, những người béo phì, ăn nhiều chất béo, lười vận động hoặc do di truyền có thể tăng lượng LDL. Hàm lượng LDL trong máu cao có thể bị nghẽn mạch máu như nghẽn động mạch vành nuôi tim gây đau tim, nghẽn mạch máu nuôi não gây tai biến mạch máu não…
HDL là loại cholesterol tốt có khả năng lấy bớt cholesterol xấu, mang về gan và huỷ đi. Cho nên người có nhiều HDL sẽ giảm mắc các bệnh viêm nhiễm, giảm hình thành các cục máu đông và các tác động bất lợi với hệ tim mạch.
Các nhà khoa học đã chỉ ra lượng HDL cao giúp giảm nguy cơ về đột quỵ và giảm trí nhớ. Những người có tỷ lệ HDL cao nhiều khả năng hồi phục hoàn toàn sau một cơn đột quỵ nhẹ và vừa. Chúng ta có thể làm cho HDL tăng lên nhờ tập luyện thể dục và ăn các loại đồ ăn lành mạnh.
HDL ảnh hưởng đến sự suy giảm trí nhớ. HDL có liên quan tới bệnh suy giảm trí nhớ. Những nghiên cứu cho thấy HDL có thể làm giảm sự phát triển của các mảng bám beta-amyloid, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh Alzheimer. Điều đó không có nghĩa là nồng độ HDL thấp sẽ gây ra bệnh giảm trí nhớ. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng cho thấy chúng ta nên tìm cách để tăng lượng cholesterol HDL bằng cách tập thể dục và ăn uống lành mạnh.
Sữa chua giúp giảm cholesterol xấu. Ăn sữa chua có nhiều probiotic(những lợi khuẩn có ích cho cơ thể) hàng ngày có thể giúp làm giảm lượng cholesterol LDL trong cơ thể bạn.
Các nhà khoa học Canada đã nghiên cứu trên 127 người lớn có nồng độ cholesterol cao. Một nửa trong số họ được cho ăn sữa chua chứa probiotic 2 lần/1 ngày, nửa còn lại không ăn sữa chua. Sau 9 tuần, những đối tượng được dùng sữa chua có nồng độ LDL thấp hơn 11,6% so với nhóm không được ăn sữa chua. Nghiên cứu này cho thấy, mỗi ngày bạn nên ăn 200mg probiotic để giảm lượng cholesterol xấu và hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Ăn nhiều đậu nành cũng tác động đến lượng cholesterol. Chất đạm từ đậu nành và những chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ… có khả năng làm giảm lượng cholesterol LDL và chất béo triglycerides trong cơ thể bạn.
Vì thế, nếu bạn đang có nguy cơ bị cholesterol cao trong máu, bạn nên áp dụng chế độ ăn với 25-50g đậu nành mỗi ngày. Ngoài ra, đậu nành còn chứa một hợp chất tên là phytoestrogen. Chất này có thể làm giảm bệnh tim bằng cách làm nở động mạch vành tim.
Bạn không nên tránh mỡ tuyệt đối. Những nghiên cứu gần đây càng cho thấy các chất béo từ cá tốt cho cơ thể chúng ta. Chất axit béo omega-3 có trong cá có thể làm giảm chất béo triglycerides. Ngoài ra nó còn giúp giảm huyết áp, tim đập đều nhịp và giảm thiểu nguy cơ bị đông máu trong mạch. Bạn nên ăn ít nhất là 2 phần cá mỗi tuần, đó là khuyến cáo của Hội Tim mạch học Hoa Kỳ. Đặc biệt là những loài cá như: cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ…
Stress cũng ảnh hưởng đến cholesterol. Stress, mệt mỏi, lo lắng, áp lực… có thể là lý do để bạn ăn những loại đồ ăn nhanh, những loại đồ ăn không lành mạnh và uống rượu nhiều hơn.
Khi bị stress, chúng ta thường không nghĩ đến việc tập thể dục, điều này cộng với thói quen ăn uống vô độ là tác nhân chính gây ra việc tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Duy trì tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc và cân bằng cũng là một trong những cách đơn giản giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh hơn.
Trẻ em cũng có thể thừa cholesterol. Theo nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ em có thể mắc các chứng bệnh như xơ vữa động mạch, hẹp động mạch dẫn đến đau tim… từ lúc 8 tuổi. Với những trẻ em thừa cân, béo phì hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp thì nguy cơ bị thừa cholesterol còn cao hơn nữa.
Các ông bố, bà mẹ của những đứa trẻ này cần phải kiểm tra hàm lượng cholesterol cho con mình từ lúc 2 tuổi. Do đó, các vấn đề với cholesterol không chỉ đơn thuần là bệnh của người cao tuổi, bạn đừng nên chủ quan với những đứa trẻ của mình.
Phụ nữ sau khi mãn kinh cần chú ý nhiều hơn đến cholesterol. Trước khi mãn kinh, phụ nữ ít gặp vấn đề với cholesterol hơn nam giới, vì estrogen giúp kiểm soát mức cholesterol trong cơ thể họ.
Tuy nhiên, sau khi mãn kinh, lượng estrogen giảm, cũng là lúc lượng cholesterol xấu tăng mạnh. Lúc này, lượng cholesterol xấu ở phụ nữ thường tăng cao hơn nam giới cùng độ tuổi, nếu họ không biết phòng ngừa và có kế hoạch cụ thể cho ăn uống và luyện tập, họ sẽ phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch.
Thông tin bên lề
Tảo mặt trời – thưc phẩm của tương lai. Tảo mặt trời Spirulina là một siêu thực phẩm xanh số 1 thế giới với thành phần dinh dưỡng 100% tự nhiên và hiện đang được rất nhiều người tin dùng như một cách để bổ sung dinh dưỡng tốt nhất và đầy đủ nhất. Nó chính là giải pháp tuyệt vời cho người suy dinh dưỡng, người thiếu cân, suy nhược…