Những bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên

Quá trình lão hóa, vấn đề nội tiết thay đổi khiến phụ nữ tuổi trung niên hay gặp một số bệnh như tim mạch, ung thư vú, loãng xương…

Ung thư vú. Ung thư vú, nỗi kinh hoàng của phụ nữ hiện đại. Theo thống kê có 18% phụ nữ tuổi 40 chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, tăng 77% ở tuổi trên 50. Ung thư vú là bệnh gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ, nhất là những chị em ăn nhiều chất béo. Những phụ nữ có mẹ hoặc chị em ruột bị ung thư vú, nguy cơ tăng gấp 3 – 5 lần; béo phì: nguy cơ gấp 3 lần. Ngoài ra phụ nữ không cho con bú sữa mẹ hoặc không sinh con, hoặc có con đầu lòng quá muộn, dậy thì sớm và mãn kinh muộn cũng dễ bị ung thư vú.

Lời khuyên: Để phòng ung thư vú cần có lối sống lành mạnh, hạn chế thực phẩm chế biến quá kỹ, thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, giảm tối đa rượu, đồ uống kích thích, không hút thuốc lá, tăng cường luyện tập… Và đặc biệt cần tự kiểm tra ngực hàng tuần, hàng tháng khi thấy những dấu hiệu bất thường ở vú cần đi khám ngay…Ngoài ra đừng quên khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần trong năm.

Loãng xương. Có hàng triệu phụ nữ trên thế giới mắc chứng loãng xương. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh dễ mắc bệnh này, nhất là những người nhỏ bé, mãn kinh sớm hay bị cắt buồng trứng.

benh thuong gap o phu nu tuoi trung nien

Người bị loãng xương, xương rất yếu, giòn và dễ bị gãy. Loãng xương làm giảm hoặc thậm chí là mất khả năng vận động tự nhiên của cơ thể, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân gây loãng xương là do ăn uống thiếu chất, đặc biệt thiếu canxi và vitamin D. Ngoài ra, phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng thuốc có chứa chất steroid… cũng dễ bị loãng xương.

Lời khuyên: Vận động và tập thể dục vừa sức, tránh hút thuốc, uống rượu, dùng thuốc corticoid. Tăng cường bổ sung vitamin D và canxi giúp xương phát triển tốt. Bổ sung bằng nguồn thực phẩm, thức ăn hàng ngày. Nên dùng sữa có hàm lượng chất béo thấp (3 cốc/ngày). Phụ nữ trung niên cũng nên khám sức khỏe định kỳ. Để sống khỏe mạnh ở tuổi mãn kinh, cần giữ cân nặng bình thường, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu, vận động nhiều, ăn ít chất béo, tăng cường rau xanh, trái cây, chất xơ, tập thể dục đều đặn.

Hội chứng tiền mãn kinh. Cơ thể liên tục tiết ra estrogen – nội tiết tố nữ – để tạo ra các đặc tính của phái nữ, cho tới tuổi mãn kinh, nội tiết tố giảm, bắt đầu thiếu hụt estrogen. Phụ nữ dễ mắc bệnh viêm âm đạo, ngứa âm hộ, rong kinh, âm đạo khô, giao hợp khó khăn…, có thể dẫn đến bệnh sa sinh dục, sa bàng quang, són tiểu. Thiếu estrogen cũng ảnh hưởng tới tâm thần kinh, tuyến nội tiết, hệ vận mạch, gây ra nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, bị bốc hỏa từng cơn, chóng mặt, hồi hộp không lý do, đau nhiều nơi trên cơ thể, dễ cáu gắt, sinh ra những lo âu, dễ buồn tủi…

Lời khuyên: Có thể uống estrogen thay thế nội tiết buồng trứng khi mãn kinh để điều hòa cơ thể, song phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh tim mạch. Ở độ tuổi sinh nở, hệ thống tim mạch của phụ nữ được bảo vệ bởi các hormon sinh dục nữ . Loại hormon có khả năng làm giảm lượng cholesterol của cơ thể, bảo vệ thành mạch và tim. Nhưng khi tới tuổi tiền mãn kinh, lượng hormon sinh dục bị giảm đáng kể dẫn tới các bệnh tim mạch như cao huyết áp, mỡ máu…Diện biến bệnh tim mạch ở phụ nữ thường khá phức tạp.

Bên cạnh sự giảm sút lượng hormon sinh dục, ở tuổi nay phụ nữ hay bị các rối loạn tuyến giáp là ảnh hưởng tới hoạt động của tim mạch. Bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành ở phụ nữ diễn biến phức tạp hơn, hiệu quả chữa trị kém hơn, nên vấn đề phòng bệnh, phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh này là quan trọng hàng đầu.

Lời khuyên phòng bệnh. Phụ nữ thừa cân nên giảm cân, luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh rượu bia, thuốc lá, tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống hợp lý, giảm uối, bổ sung vitamin E, C, A, B6, B12, acid folic và axít béo không no Omega-3 để bảo vệ thành mạch máu trước nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa.

Một số thực phẩm cần hạn chế như thịt mỡ, da động vật và các đồ ăn có chứa nhiều cholesterol như tim, gan động vật, bơ, kem, sôcôla, tăng số ngày ăn cá, đậu trong tuần, dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn…; luôn kiểm soát hàm lượng cholesterol, glucoza trong máu và các chỉ số huyết áp ở mức độ cho phép, giảm căng thẳng thần kinh…

0/5 (0 Reviews)

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *