[Tảo Spirulina] Theo thông báo mới nhận thì vào ngày 2/4 vừa rồi, Cục An toàn thực phẩm (thuộc Bộ Y tế), vừa có thông báo mới về kết quả giám sát an toàn thực phẩm đối với hạt hướng dương trên thị trường của 4 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai và TPHCM. Kết quả này làm vang lên hồi chuông báo động cho tình trạng thiếu trách nhiệm trong vệ sinh an toàn thức phẩm ở nước ta. Tình trạng đã kéo dài khá lâu và không biết bao giờ mới được kiểm soát.
Cụ thể tổng số mẫu mà Cục đã giám sát được lần này là 24 mẫu (17 mẫu hạt hướng dương chín và 7 mẫu nguyên liệu sống). Kết quả cho thấy 24/24 mẫu đều chưa phát hiện tồn dư các chất độc hại trên các mẫu giám sát. Và tất cả các mẫu hướng dương được kiểm nghiệm (cả vỏ và nhân hạt) cũng đều không phát hiện được độc tố vi nấm Aflatoxin.
Trước đó Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cũng đã lấy 10 mẫu hạt hướng dương trên địa bàn TP Hà Nội để kiểm nghiệm cũng chưa phát hiện được chất phèn nhôm và bột talc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Như vậy, tính đến ngày 2/4/2013, đã có 34 mẫu hạt dướng dương có nguy cơ tại 5 tỉnh, thành phố trọng điểm được giám sát, kiểm nghiệm đều cho kết quả chưa phát hiện tồn dư các chất độc hại như thông tin cảnh báo.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh, sử dụng hạt hướng dương, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo:
- Không sử dụng các loại hóa chất tẩm ướp, bảo quản không có trong danh mục cho phép để chế biến, bảo quản.
- Tuyệt đối không kinh doanh, sử dụng hạt hướng dương bị mốc, mọt, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
- Khi mua hạt hướng dương, nên chọn các loại hạt được bao gói bảo đảm vệ sinh, có mầu sắc tự nhiên (không quá bóng, màu sắc sặc sỡ), có mùi thơm tự nhiên, không bị ẩm mốc hay có vị khác lạ…
Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh tay hơn trong vấn nạn nhức nhối này. Nhân dân là gốc rễ của một xã hội, góc rễ có khỏe mạnh thì thân cây mới phát triển được.
BQT Tảo mặt trời