[Giá tảo mặt trời tự nhiên] Củ ấu có thể trị bệnh trĩ, viêm loét dạ dày, viêm loét cổ tử cung, giải độc rượu, say nắng… Đây có thể coi là thầy thuốc trong nhà bạn.
Theo đông y, thịt quả ấu có vị ngọt, tính mát, tác dụng bổ mát, giải thử nhiệt, giải độc, giải rượu. Ăn vào giúp ít khí, bổ ngũ tạng.
Một số bài thuốc hay từ quả ấu:
- Giải trúng nắng, giải say rượu, dã độc thuốc: Dùng thịt quả ấu tươi 150 – 250g, nhai nát nuốt dần hoặc giã nát, chế thêm nước nguội để uống.
- Chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống không tiêu, đi cầu lỏng hay đau bụng lạnh: Thịt quả ấu 50g, bạch truật 16g, sơn tra 10g, hoài sơn 16g, màng mề gà (kê nội kim) 6g, cam thảo bắc 3g. Sắc với 750ml nước, còn lại 300ml chia 2-3 lần uống lúc đói bụng.
- Chữa viêm loét dạ dày: Thịt quả ấu 30g, hòa sơn 16g, bạch cập 10g, gạo nếp 100g, táo đỏ 6g. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ để nấu cháo nhừ. Khi ăn cho 20g mật ong trộn đều. Chia 2-3 lần ăn trong ngày. Món này còn là món ăn bổ trợ tốt cho những người bị ung thư dạ dày.
- Chữa đại tiện ra máu: Vỏ quả ấu 60g, cỏ mực 8g, trắc bá diệp 8g, hoa hòe 8g, gương sen 8g. Sắc với 750ml nước, còn 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Chữa trĩ ra máu: Vỏ quả ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, trộn đều với dầu mè để bôi hoặc đắp, ngày 3-4 lần.
- Hư nhiệt, phiền khát: Thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 15g, cây kỷ tử 6g, hoàng cầm 6g, cam thảo chế 6g, sắc uống.
- Loét dạ dày, loét cổ tử cung: Lấy vỏ củ ấu sao vàng cho có mùi thơm rồi sắc với nước uống.
Ngoài ra, người ta còn lấy thịt quả ấu sấy khô, tán bột, hòa với đường hoặc mật để làm bánh ăn rất ngon và bổ dưỡng, phòng chống thử nhiệt mùa nắng nóng. Củ ấu đốt toàn tính, tán thành bột, trộn đều với dầu vừng, dùng bôi ngoài trĩ, mụn nước, nhiễm trùng sưng ngoài da, đun nước rửa hậu môn chữa sa trực tràng.
Tuy nhiên, ăn nhiều củ ấu sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực bụng không được dùng.