Để kiểm soát bệnh tiểu đường người bệnh cần điều chỉnh lối sống, kiểm soát cân nặng, dinh dưỡng hợp lý, tập luyện mỗi ngày
Tình trạng lượng đường trong máu ngoài tầm kiểm soát kéo dài có thể gây ra hàng loạt biến chứng như đau tim, cao huyết áp, đục thủy tinh thể và loét da sâu. Khoảng 80% trường hợp tiểu đường có thể kiểm soát được nhờ thay đổi một vài lối sống cơ bản.
Chế độ ăn uống. Trong ăn uống, người bệnh cần xác định là nên ăn gì và ăn khi nào. Thói quen này sẽ giúp hạn chế tăng đường huyết cơ thể và kiểm soát bệnh. Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nên có nhiều axít béo không no, các chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin. Cần tránh thực phẩm nhiều chất béo no và cholesterol do chúng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch.
Kiểm soát cân nặng. Giảm cân là một trong những yếu tố mà người bệnh tiểu đường cần quan tâm. Béo phì có thể làm tăng lượng đường huyết và kháng với insulin, do vậy khiến cho việc kiểm soát bệnh trở nên khó khăn. Giảm cân giúp ngăn ngừa sự gia tăng các biến chứng do béo phì như huyết áp cao, bệnh tim mạch. Đồng thời, nó giúp giảm sự phụ thuộc của bệnh nhân vào thuốc tiểu đường, cải thiện hoạt động insulin, giảm hàm lượng đường huyết lúc đói.
Liệu pháp thư giãn. Stress có thể làm tăng đường huyết bởi nó làm tăng sự giải phóng hormon tuyến yên ACTH, từ đó thúc đẩy giải phóng hormon cortisol từ tuyến thượng thận. Loại hormon này, còn được gọi là hormon stress, ảnh hưởng gián tiếp tới lượng đường huyết trong cơ thể. Vì vậy, cần phải giảm stress bằng cách thư giãn và kỹ thuật thở sâu để ngăn ngừa sự gia tăng biến chứng do tiểu đường.
Chăm sóc bàn chân. Bất cứ tổn thương nào ở chân cũng có thể khiến người bệnh tiểu đường bị nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh cần kiểm tra chân thường xuyên để đề phòng tổn thương thần kinh. Ngoài ra, bạn nên rửa bàn chân và tay hàng ngày với xà phòng nhẹ và nước ấm. Tiếp theo, nhẹ nhàng lau khô chân, đặc biệt là phần giữa kẽ ngón chân. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phát triển ở những chỗ ẩm ướt. Mặt khác, đi giầy làm từ da thuộc hoặc da lộn với kích thước vừa vặn và mang tất sạch sẽ, khô ráo sẽ tăng cường bảo vệ chân.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc. Giống như thói quen ăn uống, điều quan trọng là cần hình thành thói quen ngủ đều đặn cho người bệnh tiểu đường. Điều này có thể đặc biệt giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường típ 2. Thiếu ngủ có thể làm tăng lượng đường huyết và tăng sản sinh hormon stress cortisol. Để tránh điều này hãy duy trì giấc ngủ đều đặn liên tục 7-8 giờ.
Ngừng hút thuốc. Bên cạnh việc gây ra những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, các sản phẩm thuốc lá có thể ảnh hưởng tới lưu thông máu trong cơ thể. Tuần hoàn máu bị ảnh hưởng có thể ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường và gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, để ngăn ngừa những tác hại với cơ thể, hãy duy trì lối sống lành mạnh và bỏ thuốc lá hay bất cứ sản phẩm nào liên quan tới thuốc lá.
Tập luyện. Thay đổi lối sống rất quan trọng giúp bạn khắc phục những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường là thiết lập phác đồ tập luyện thường xuyên. Theo các nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường thường xuyên tập luyện ít có khả năng bị các biến chứng như đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, hãy tư vấn bác sĩ trước khi thực hiện một chương trình tập luyện mới.
Thông tin bên lề
Tảo mặt trời là sản phẩm dinh dưỡng có thể dùng cho người bệnh tiểu đường, bởi chế độ dinh dưỡng khắt khe của người bệnh tiểu đường có thể khiến ho thiếu chất, trở nên suy nhược, do đó sử dụng tảo mặt trời là cách bổ sung dinh dưỡng tốt, ngoài ra dưỡng chất trong tảo mặt trời còn giúp người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát đường huyết, phòng tránh cao huyết áp, tăng cường sức đề kháng…
Liên hệ mua hàng
- Công ty TNHH Gấu Trúc Đỏ
- Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10
- Hotline: 0925 500 600 – Ms. Hà hoặc (028) 3968 3680