Mất ngủ kéo dài hay còn gọi là mất ngủ mạn tính hoặc mất ngủ kinh niên, gây tác hại nghiêm trọng “tàn phá” sức khỏe của bạn cả thể chất, lẫn tinh thần. Cùng tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể bạn bị mất ngủ kéo dài và cách “thoát khỏi” tình trạng này như thế nào?
Mục lục
Cơ thể sẽ như thế nào khi bị mất ngủ kéo dài
Mất tập trung
Chậm chạp, khó tập trung hay bị sao nhãng, gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ mọi thứ.
Dễ cáu gắt, nổi nóng
Thiếu ngủ khiến não bộ dễ có các phản ứng tiêu cực, thường dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi, dễ cáu gắt, nổi nóng, …
Công việc giảm hiệu suất
Mất tập trung ảnh hưởng tới chất lượng công việc, làm giảm hiệu suất công việc.
Tăng cân
Khi thiếu ngủ, cơ thể chúng ta sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, các cơ quan không đảm trách được chức năng vốn có của cơ thể, khiến cho lượng calo không thể tiêu hao, tăng lượng mỡ tích tụ.
Tăng huyết áp
Khi thiếu ngủ, kích thích tố căng thẳng có xu hướng gia tăng, khi tăng nội tiết tố này có thể dẫn đến sự gia tăng tạm thời huyết áp và sau đó sẽ trở thành vĩnh viễn sau một khoảng thời gian.
Trầm cảm
Thiếu ngủ làm giảm chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng tới việc điều chỉnh tâm trạng của con người.
Suy giảm trí nhớ
Mất ngủ lâu ngày khiến não bộ “uể oải” mệt mỏi, suy giảm hiệu suất, lâu ngày dẫn tới suy giảm trí nhớ
Da sạm, nhiều mụn, lão hóa
Thiếu ngủ khiến cơ thể không sản sinh ra hormone sinh trưởng mà lần lượt tạo ra cortisol, một loại hormone căng thẳng được tìm thấy, có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể. Loại hormone căng thẳng này làm tăng tình trạng viêm do mụn và hơn hết, có thể làm làn da hình thành nếp nhăn sớm..
Tức ngực, tim đập nhanh, hồi hộp
Thiếu ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch bởi hệ thần kinh giao cảm phải hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Ngoài ra, khi thiếu ngủ cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, gây tác động xấu tới mạch máu và tim gây ra triệu chứng tức ngực, tim đập nhanh, hồi hộp,…
Mất ngủ lâu ngày nên làm gì?
Hãy đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán đúng và được tư vấn cách điều trị hoặc cải thiện giúp có được giấc ngủ ngon.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ cụ thể là gì, bác sĩ sẽ kết hợp điều trị triệu chứng mất ngủ và điều trị nguyên nhân gây mất ngủ. Chủ yếu là điều trị nội khoa như sử dụng một số thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần.
Thay đổi lối sống để có giấc ngủ tốt hơn như:
- Đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định.
- Không hoặc hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích hệ thần kinh trung ương như: bia, rượu, cafe, thuốc lá, đặc biệt là vào buổi tối.
- Tránh ngủ nhiều vào ban ngày
- Tập thể dục thường xuyên
- Không ăn quá no vào buổi tối
- Tắm hoặc ngâm chân bằng nước nóng khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.
- Nghe nhạc nhẹ, xem tivi hoặc đọc sách, tránh nghe nhạc mạnh vào buổi tối.
- Có thể tập các bài tập giúp thư giãn đầu óc và cơ bắp vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Giữ gìn vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, ánh sáng phù hợp.
Ngoài ra mọi người có thể bổ sung thêm các loại sản phẩm chức năng giàu chất dinh dưỡng tăng cường hệ miễn dịch cải thiện tình trạng mất ngủ điển hình như tảo Spirulina
Trong tảo spirulina, qua nghiên cứu cho thấy, có chứa hàm lượng vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B3, B6, B12…). Các vitamin nhóm B này giúp chuyển hoá các chất bột, đường thành năng lượng, ngoài ra còn giúp các dây thần kinh hoạt động tốt hơn, do đó làm cho cơ thể thoải mái, giảm stress, giúp ngủ ngon hơn.
Ngoài ra, tảo xoắn spirulina còn chứa hai loại axit amin là tryptophan và phenylalanine cùng với omega 6, 3 chất này giúp tạo nên giấc ngủ sâu, thoải mái.
Spirulina còn cung cấp các vi chất từ tự nhiên,an toàn, không gây tác dụng phụ, cho bạn một sức khỏe bền vững và lâu dài.
Các sản phẩm tảo Spirulina
[vc_row][vc_column]Hỗ Trợ Tăng Cân Cho Trẻ Em
Dinh Dưỡng Cho Não và Mắt
Dinh Dưỡng Cho Sỉ Tử Mùa Thi
Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 để được tư vấn