Chế biến đúng cách giúp thực phẩm vừa ngon vừa giữ được dinh dưỡng, vừa giảm nguy cơ ngộ độc. Chế biến thực phẩm là yếu tố cực kỳ quan trọng trong bữa ăn hàng ngày
Nấu lại thức ăn thừa. Khi bảo quản thức ăn thừa nên nấu lại ở nhiệt độ cao để loại bỏ vi khuẩn. Nên để riêng từng loại thực phẩm và bảo quản bằng hộp đựng có nắp hay dùng màng bọc thực phẩm để tách riêng từng loại trước khi cho vào tủ lạnh.
Thực phẩm để ở ngoài môi trường quá 4 tiếng đồng hồ sẽ bị biến chất và gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, nênbảo quản thực phẩm trong tủ lạnh và không nên sử dụng trong thời gian quá lâu.
Ăn ngay sau khi chế biến. Thực phẩm sau khi được nấu chín sẽ mất dần chất dinh dưỡng theo thời gian. Sau một thời gian nhất đinh khi để ngoài môi trường, thức ăn sẽ bị nhiễm khuẩn và biến chất. Vì vậy, nên ăn ngay sau khi chế biến để đảm bảo sức khỏe và giúp hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Không ăn thực phẩm lấy từ tủ lạnh quá 2 giờ. Sau khi lấy từ tủ lạnh, nên chế biến thực phẩm trong vòng 2h. Thời điểm này cũng là lúc thực phẩm bắt đầu biến chất, chịu sự tác động của vi khuẩn và không còn tươi sạch như ban đầu, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ngộ độc thực phẩm.
Không để thực phẩm rã đông quá lâu. Thực phẩm rã đông quá lâu sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Nhất là khi bề mặt thực phẩm đã được rã đông nhưng bên trong vẫn còn đông cứng tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa phần bên trong và bên ngoài.
Đây là điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi và nảy nở một cách nhanh chóng. Các bà nội trợ nên chú ý, không nên để thực phẩm tự rã đông tự nhiên quá 2 tiếng. Nếu thời gian rã đông quá lâu, nên sử dụng nước lạnh hay lò vi sóng ở nhiệt độ từ 40 đến 140 độ F giúp băng đá tan nhanh hơn, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Luôn giữ tay sạch sẽ trong quá trình chế biến. Trong quá trình chế biến thức ăn, tay đụng chạm với hàng loạt những thực phẩm khác nhau nên tích tụ một lượng lớn vi khuẩn, vì vậy nên giữ cho tay sạch sẽ và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Nhất là sau khi chế biến thực phẩm sống nên rửa tay trong vòng ít nhất 20 giây.
Giữ sạch bề mặt chế biến. Nên giữ sạch các bề mặt chế biến thực phẩm như bàn bếp hay kệ nấu ăn và đặc biệt là thớt. Dùng riêng thớt cho thực phẩm sống và chín. Các bà nội trợ cũng nên chú ý rửa sạch thớt sau khi chế biến thịt. Chỉ nên dùng thớt sạch để chế biến các loại rau củ. Tốt nhất là có riêng thớt dành cho những nhóm thực phẩm khác nhau.
Rửa sạch rau rồi mới chế biến. Nhiều người có thói quen thái rau trước khi rửa. Thói quen này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có cơ hội hoạt động và lây nhiễm trực tiếp vào rau. Đặc biệt thái nhỏ rau trước khi rửa cũng hạn chế việc loại bỏ độc tố dư thừa, thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích. Nên rửa rau trước khi thái nhỏ hay chế biến để pha loãng các hóa chất dư thừa và loại bỏ sạch bụi bẩn.
Một lưu ý cho những bà nội trợ thông thái đó chính là nên ngâm hoa quả hay rau sống vào nước gạo hoặc ngâm với nước sạch và rửa lại thật sạch trước khi sử dụng. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ lượng hóa chất dư thừa, nước có tác dụng pha loãng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu có trong thực phẩm và giúp bạn tránh xa nguy cơ bị ngộ độc.
Thông tin bên lề
Tảo mặt trời được làm từ thực phẩm tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe, giúp tăng cân một cách từ từ, chúng ta sẽ cảm nhận được sau 3-6 tháng sử dụng, phòng tránh bệnh tật.
Thông tin liên hệ
- Công ty TNHH Gấu Trúc Đỏ
- Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
- Hotline: 0925 500 600 – Ms. Hà hoặc (028) 3968 3680