Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, việc giữ gìn vệ sinh và bảo quản, chế biến thực phẩm đúng cách là vô cùng cần thiết.
tao spirulina
Nền nhiệt độ và độ ẩm cao của mùa hè là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Các loại thực phẩm nếu không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị ôi thiu, nấm mốc hoặc nhiễm khuẩn gây ngộ độc khi sử dụng. Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm trong mùa hè này, hãy lưu ý một vài lời khuyên dưới đây.
Rửa tay sạch sẽ
Việc rửa tay thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn nguy hiểm gây ngộ độc. Hãy rửa tay kĩ bằng xà phòng và lau khô trước khi xử lý thực phẩm, sau khi xử lý thực phẩm ăn sống (bao gồm thịt, cá, trứng và rau), sau khi chạm vào thùng rác, đi vệ sinh hoặc chạm vào động vật.
Dọn dẹp nhà bếp
Để tránh cho các vi khuẩn lây lan trong căn bếp nhà bạn, hãy dọn dẹp sạch sẽ bàn bếp, bếp nấu và chậu rửa trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, đặc biệt là sau khi chế biến các thực phẩm sống. Bạn không nhất thiết phải sử dụng thuốc xịt kháng khuẩn hoặc các loại nước tẩy trùng, chỉ cần xà phòng và nước nóng là đủ giữ cho mọi thứ sạch sẽ.
Rửa kĩ bát đũa
Thức ăn thừa lưu lại trên bát đũa dễ bị ôi thiu và sản sinh ra các vi khuẩn gây ngộ độc nếu bạn để quá lâu trong thời tiết nắng nóng. Vì vậy, hãy rửa bát sạch sẽ sau khi ăn và để chúng thật khô ráo trước khi sử dụng lại. Các loại khăn lau bát hoặc chạn bát cũng cần được vệ sinh thường xuyên, vì vải bẩn cùng với môi trường ẩm ướt là điều kiện hoàn hảo để vi khuẩn lây lan.
Sử dụng các dụng cụ riêng biệt
Một lời khuyên đặc biệt quan trọng khác là giữ thịt sống xa khỏi các thức ăn chín hoặc có thể sử dụng được ngay bằng cách sử dụng riêng thớt, bát đĩa hay dao thái. Salad, trái cây hay bánh mì sẽ không được nấu chín trước khi bạn ăn chúng, bởi vậy nên nếu có bất kì loại vi khuẩn nào xâm nhập từ thịt sống vào các loại thực phẩm này đều sẽ bị đưa vào dạ dày của bạn.
Nấu chín kĩ thức ăn
Hãy chắc chắn các loại thịt đỏ, gia cầm hoặc cá được nấu chín kĩ trước khi bạn sử dụng. Bởi thịt là nơi trú ngụ của nhiều mầm bệnh, đặc biệt là vi khuẩn E.coli. Nếu không được nấu chín kĩ, các mầm bệnh này sẽ không bị tiêu diệt mà vẫn có thể khiến bạn bị ngộ độc hay gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Để nhiệt độ tủ lạnh ở 5 độ
Có thể bạn cho rằng thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sẽ không thể bị hỏng. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tủ lạnh không đủ thấp, các loại thực phẩm hoàn toàn có thể bị ôi thiu hay nhiễm khuẩn. Vào mùa hè, nhiệt độ tủ lạnh ở khoảng 5 độ mới đủ để đảm bảo thực phẩm không bị hư hỏng. Ngoài ra, bạn cũng không nên lưu trữ thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh.
Tránh ăn uống ngoài đường
Mùa hè là thời điểm lý tưởng nhất để vi khuẩn phát triển và lây lan, nhất là ở các quán ăn vốn đông đúc và không đảm bảo vệ sinh. Việc tránh ăn uống bên ngoài và tự chuẩn bị đồ ăn sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn. Nếu phải ăn ngoài, hãy lưu ý chọn những hàng quán thật sạch sẽ và đảm bảo.
Dưới đây là một số cách đơn giản bạn có thể làm để tự chữa trị ngộ độc thực phẩm
Uống nhiều nước
Tiêu chảy và nôn mửa khiến cơ thể bạn mất rất nhiều nước, do đó, bạn cần phải bổ sung chúng ngay lập tức. Hãy uống thật nhiều nước lọc, hoặc nước điện giải, uống từng ngụm nhỏ và liên tục trong ngày. Uống nước canh cũng là một cách để bạn bù lại nước và dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng vì đang bị ngộ độc nên bạn càng phải cẩn thận hơn, nên chọn món canh ít chất béo, ít gia vị.
Bổ sung chất lỏng tăng cường chất điện giải
Tình trạng nôn mửa có thể gây mất cân bằng điện giải trong cơ thể, chính vì vậy, bạn cũng cần phải bổ sung chúng. Nếu không sẵn có Oresol, nước dừa và nước uống thể thao là lựa chọn tốt cho những người đang đi du lịch mà bị ngộ độc thực phẩm. Bạn cũng có thể tự chế Oresol bằng cách pha nửa muỗng cafe muối, nửa muỗng baking soda và 4 muỗng canh đường vào 1 lít nước.
Ăn thức ăn mềm
Theo Mayo Clinic, khi bạn đã giảm tần suất nôn và thấy đói trở lại, hãy ăn những món nhạt, ít chất béo và dễ tiêu hóa như cháo, chuối, bánh mì mềm, cơm và rau củ nấu mềm. Những thực phẩm này dễ tiêu hóa và có rất ít nguy cơ gây kích ứng dạ dày.
Tránh những thức ăn có khả năng gây kích ứng dạ dày
Khi bụng dạ chưa được khỏe, bạn nên tuyệt đối tránh những thực phẩm như sữa, cà phê, trà, bia rượu, món cay nóng và đồ ăn vặt nhiều chất béo. Những loại thực phẩm này dễ gây kích ứng dạ dày trở lại và khiến tình trạng khó chịu, nôn mửa của bạn thêm trầm trọng.
Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy
Nếu như bị tiêu chảy nặng, bạn nên tìm kiếm một hiệu thuốc trong khu vực và mua thuốc cầm tiêu chảy như Loperamide. Những loại thuốc này tương đối phổ thông, dễ sử dụng và cũng không cần phải theo đơn của bác sĩ, bạn chỉ cần phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
Đến bệnh viện
Tiêu chảy có thể tự điều trị, nhưng một khi đã có những triệu chứng như có máu trong phân hoặc chất nôn, tiêu chảy quá ba ngày, bị chuột rút, chóng mặt, khô miệng, choáng váng thì bạn nên đến ngay bệnh viện gần nhất.
Phòng ngừa ngộ độc trở lại
Bạn không thể tránh được ngộ độc thực phẩm, nhưng vẫn có thể phòng ngừa nó quay lại lần thứ hai. Nguồn bệnh có thể đến từ nước, vì vậy nếu cảm thấy không an toàn, bạn hãy sử dụng nước đóng chai và nên rửa tay thật kỹ sau khi đi vệ sinh. Tránh ăn những món chưa được nấu chín, rửa sạch hoa quả trước khi ăn, ăn thức ăn mềm và bổ sung lợi khuẩn Probiotics là những cách giúp đường tiêu hóa của bạn dần dần phục hồi.
Mách nhỏ bạn đọc
Các Sản Phẩm Tảo Mặt Trời
Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 để được tư vấn
Tảo mặt trời thực phẩm lành mạnh có chứa đồng thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe chúng ta như các loại axit amin thiết yếu, vitamin, chất khoáng, chất xơ, một lượng lớn các hoạt chất sinh học – là các chất chống oxi hóa như Phycocyanin, Clorophyll, … giúp cơ thể khỏe mạnh, tự nhiên, lên cân một cách an toàn, hiệu quả đồng thời giúp cơ thể thanh lọc tẩy độc, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, ngăn ngừa được nhiều loại bệnh tật.
Công ty
Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 hoặc (08) 3968 3680 – Ms. Hà