Những thói quen bà mẹ mang thai nên có

Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng nó gây những khó chịu dai dẳng cho các bà bầu trong suốt  9 tháng mười ngày của thai kỳ, thậm chí cả sau khi sinh. Nếu không được chữa trị kịp thời dễ gây trĩ, viêm ruột thừa và là khởi đầu của ung thư đại tràng- một căn bệnh giết người thầm lặng.

tao-mat-troi-ba-bau-an-uong-gi2

Nguyên nhân gây bệnh táo bón cho phụ nữ ở thời kỳ mang thai:

  1. Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn không cân đối ,thiếu chất xơ, uống ít nước, uống rượu, bia, …. Ở thời kỳ đầu và cuối của thai kỳ thai phụ thường bị kích thích đi tiểu nhiều về ban đêm, nên nhiều thai phụ ngại uống nước  nên càng dễ bị táo bón.
  2. Lối sống: Ít vận động, hoặc do yêu cầu công việc ngồi nhiều nhất là các bà bầu làm công việc văn phòng. Bên cạnh đó còn có những yếu tố như: lúc mang thai ốm nghén mệt mỏi, thai phụ nằm nghỉ nhiều ít vận động
  3. Các nguyên nhân khách quan do việc mang bầu:
  • Kích thước của tử cung tăng lên chèn ép các cơ quan trong ổ bụng, làm giảm  trương lực cơ trơn dẫn đến thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột non kéo dài, làm cho thai phụ dễ bị táo bón. Ngoài ra  ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung, ruột già bị ép lại dẫn đến các bà bầu dễ bị cả táo và bệnh trĩ.
  • Do nồng độ quá cao của progesterone trong cơ thể thai phụ dễ gây nôn ói nhiều  ở những tháng đầu tiên dễ gây thiếu nước.
  • Do uống viên sắt và canxi bổ xung: Để hấp thụ những khoáng chất này cơ thể cần một lượng lớn nước, tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng uống đủ, hơn nữa một phần các khoáng chất này không hấp thụ được vào cơ thể phải ra ngoài là gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.

Để Ngăn ngừa và khác phục tình trạng này các bà bầu chú ý thực hiện vài bước đơn giản sau:

Chế độ ăn uống: Các bà bầu  cần ăn uống cân đối đủ chất, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống ít nhất 8 cốc nước (200ml/cốc) mỗi ngày.

Nên uống tảo mặt trời Spirulina ( hay còn gọi là tảo mặt trời)  trước khi có ý định mang thai sáu tháng, và kể từ tháng thứ ba đến cuối thai kỳ và suôt thời gian mang thai và sau khi sinh để được cung cấp các chất xơ, sinh tố nhóm B, D, K, A,.. và các acid béo thiết yếu có tính nhuận gan, nhuận tràng chống được táo bón. Lượng iod giàu trong tảo mặt trời là yếu tố hoạt hóa hệ cơ trơn giúp nhu động ruột đều đặn đưa thức ăn, căn bã đường ruột ra khỏi ruột già dễ dàng, đều đặn. Các hoạt chất sinh học và các chất dinh dưỡng tự nhiện có trong tảo mặt trời hạn chế các vi khuẩn gây hại như E coli, nấm Cadida, và kích thích những  vi khuẩn có lợi  cho đường ruột như lactobacillus và difido. Các vi khuẩn này giúp cho hệ tiêu hóa, bài tiết có hiệu quả khá tốt trong điều trị táo bón

tao-mat-troi-ba-bau-an-uong-gi

Do vậy dùng tảo Mặt trời tự nhiên  chẳng những giúp các bà bầu chống táo bón mà còn giúp giải độc cơ thể và ngừa ung thư đường ruột rất tốt, vì nếu khối cặn bã tồn đọng lâu ngày ở ruột già dễ sinh ra nhiều chất độc có thể gây, trĩ, viêm ruột thừa và  ung thư đại tràng. Bên cạnh đó trong thời kỳ này các bà bầu hay mệt mỏi, chán ăn, thì cũng không phải lo lắng nhiều vì các chất dinh dưỡng tự nhiên trong tảo sẽ bù lại được lượng thiếu hụt đó.

Chế độ vận động : vận động nhẹ nhàng phù hợp: đi bộ, tập các bài thể dục hoặc yoga cho bà bầu, nếu phải ngồi máy tính hay công việc giấy tờ thi khoảng 1 tiếng phải đứng lên đi lại vận động 5-10 phút.

Thói quen: Tạo thói quen đi ngoài đều đặn, tốt nhất là vào buổi sáng và sau các bữa ăn vì lúc này đại trực tràng có nhu động mạnh nhất..

Chúc các bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh để tận hưởng được những giây phút kỳ diệu của thời gian mang thai và làm mẹ !

Xem bài viết có chủ đề liên quan.

(Sưu tầm: Taomattroi)

0/5 (0 Reviews)

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *