Môi trường làm việc ngày càng căng thẳng, khiến thấy nhanh mệt mỏi và xuống sức như thiếu hụt năng lượng. Để khắc phục tình trạng này bạn nên bổ sung những thực phẩm dưới đây sẽ cung cấp đủ năng lượng và tăng cường trao đổi chất giúp bạn lấy lại sinh lực:
Mục lục
Những thực phẩm giúp bạn bổ sung năng lượng
1. Tinh bột:
Tinh bột là thành phần chủ yếu trong các loại thực phẩm giàu carbonhydrat cung cấp năng lượng cho bộ não, cơ bắp và hệ thống thần kinh. Tuy nhiên, carbonhydrat làm tăng lượng đường trong máu, kích thích cảm giác thèm ăn và tích trữ chất béo. Do vậy, bạn nên ăn các sản phẩm có chứa carbonhydrat không qua chế biến và tinh chế như bánh mỳ, ngũ cốc.
Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chứa tinh bột.
2. Chất xơ:
Chất xơ là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày giúp hạn chế ung thư, tăng cường trí nhớ, cung cấp năng lượng và giúp tiêu hóa tốt. Bạn nên khởi đầu ngày mới bằng các loại thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, trái cây, ngũ cốc, đậu lăng, các loại rau xanh, hạt và đậu.
3. Hoa quả sấy:
Hạnh nhân, quả sung sấy và hạt điều là những món vặt khoái khẩu. Tuy nhiên, các loại hạt không ướp muối thường giữ hương vị tự nhiên chứa nhiều magiê giúp chuyển hóa đường thành năng lượng. Quả sung sấy có thể thanh lọc độc tố trong máu.
Lưu ý: Bạn nên ăn nhiều quả hạnh để bổ sung magiê cho cơ thể.
4. Thịt nạc:
Các loại thịt nạc như thịt gà, thịt lợn, thịt bò hay gà tây sẽ đảm bảo duy trì năng lượng liên tục cho bạn mỗi ngày. Hoạt chất tyrosine có trong thịt nạc giúp thúc đẩy hai hoạt chất dopamine và norepinephrine rất tốt cho não bộ. Bạn chỉ nên ăn thịt nạc và loại bỏ đi phần da và mỡ.
Lưu ý: Hãy loại bỏ chất béo có trong thịt và ăn uống điều độ.
5. Cá béo:
Cá rất nhiều thịt và không cần loại bỏ mỡ. Cá rất dồi dào omega 3 – một loại dầu tự nhiên mà cơ thể cần cho sức khỏe tổng thể giúp tăng năng lượng và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
Lưu ý: Bạn nên ăn cá điều độ và chế biến món ăn đảm bảo độ dinh dưỡng.
6. Rau xanh:
Thành phần chính của rau xanh là folate hay B-9 giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ sản sinh năng lượng. Rau chân vịt rất giàu folate.
Lưu ý: Rửa sạch rau chân vịt với nước muối trước khi nấu.
7. Nước:
Bạn được khuyến cáo nên uống đủ 8 cốc nước/ngày, khoa học cho thấy nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể có thể bị mất nước. Mất nước khiến việc trao đổi chất trong cơ thể chậm lại và gây mất năng lượng. Các đồ uống khác như trà, cà phê không thể thay thế vai trò của nước với cơ thể.
Lưu ý: Hãy uống đủ nước mỗi ngày.
8. Trái cây tươi
Trái cây không chỉ cung cấp nước mà còn bổ sung năng lượng giúp bạn tránh mệt mỏi. Bạn có thể ăn trái cây vào bữa trưa hoặc làm món tráng miệng; thưởng thức kem trái cây kết hợp ngũ cốc vào buổi sáng hoặc lót dạ trái cây trộn sữa chua và một chút hạt và mật ong cho bữa tráng miệng. Trái cây tươi là nguồn năng lượng phong phú nhất trong tất cả các loại thực phẩm.
Lưu ý: Không nên dùng món salad trái cây thay thế cho bữa chính.
9. Nước dừa
Nước dừa là đồ uống mùa hè rất tốt để tăng cường năng lượng. Nước dừa cung cấp nước cho cơ thể, đào thải độc tố và là thức uống được nhiều người yêu thích.
Lưu ý: Bạn có thể uống nhiều nước dừa song hạn chế ăn nhiều cùi dừa trong ngày.
Để bổ sung năng lượng cho cơ thể mọi người có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ như tảo mặt trời Spirulina.
Các sản phẩm tảo Spirulina
[vc_row][vc_column]Hỗ Trợ Tăng Cân Cho Trẻ Em
Dinh Dưỡng Cho Não và Mắt
Dinh Dưỡng Cho Sỉ Tử Mùa Thi
Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 để được tư vấn