Quá trình hấp thụ giảm do chất chống dinh dưỡng

[Giá tảo mặt trời tự nhiên] Bạn đã bao giờ nghĩ rằng, một số chất trong thực phẩm không chỉ không lành mạnh cho cơ thể mà còn cản trở sự hấp thu chất các chất dinh dưỡng khác.

Những chất này được gọi là “chất chống dinh dưỡng”, chẳng hạn như axit béo trans, nhôm, nitrit, axit phosphoric và phosphate… Bốn loại chống chất dinh dưỡng này được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy bạn cần phải đặc biệt chú ý khi sử dụng.

Axit béo trans

Axit béo translà một loại chất béo được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn, nhằm giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn, bắt mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn.

Chất béo độc hại này thường có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh rán, khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán… Chất béo chuyển hóa tồn tại trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên và cả trong thực phẩm công nghiệp, từ thịt … đến bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng.

Hàm lượng các axit béo chuyển hóa là tương đối thấp trong thịt, nhưng cao hơn nhiều trong ngành công nghiệp bánh ngọt và đồ ăn nhẹ.

Chất béo này làm tăng cao mức lipoprotein và triglycerid, tăng hàm lượng cholesterol xấu và làm giảm lượng cholessterol tốt (HLD) trong máu, gây nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, chất béo này khi xâm nhập và đông đặc trong máu, tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch máu, dần dần bịt kín mạch máu, hậu quả làm cho máu không lưu thông được, gây tắc nghẽn và dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Chất béo chuyển hóa thực sự là yếu tố gây hại cho những người hay dùng thực phẩm chế biến sẵn, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất bình thường của cơ thể, làm cho chất béo dễ dàng tích lũy trong cơ thể.

Nhôm

Nhôm có thể làm cho hương vị thực phẩm tốt hơn, nhưng nó sẽ ngăn cản sự hấp thu của một loạt các khoáng chất trong cơ thể. Nếu cơ thể con người có quá nhiều nhôm, nó cũng có thể gây rối loạn thần kinh.

Nhôm cũng có thể thâm nhập vào thực phẩm từ các công cụ nấu nướng (nồi, chảo, ấm…), vật dụng sinh hoạt và các loại bao gói… Nhưng nhiều nghiên cứu cho đến nay cho thấy lượng nhôm những nguồn này là không đáng kể, nếu những vật dụng như thế được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn sản phẩm.

nhom-1004

Thực phẩm có chứa hàm lượng nhôm cao là khoai tây, cải bina và trà… Những sản phẩm chế biến từ sữa, bột mì và sữa dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có thể có hàm lượng nhôm cao nếu chúng có chứa chất phụ gia có nhôm.

Vì vậy, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là ăn ngũ cốc thô hơn và trái cây tươi và rau quả, để tăng lượng của chất xơ, và loại bỏ các tác động xấu của nhôm trên cơ thể.

Nitrit

Nitrit được dùng như một chất hãm màu và chất bảo quản trong thịt và cá. Ở dạng tinh khiết, nó có dạng bột tinh thể màu trắng hơi ngả vàng. Các loại thực phẩm có chứa nitrit bao gồm xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, dưa cải bắp…

Nitrit

Sau khi thêm nitrit trong thực phẩm, nó không chỉ cải thiện màu sắc của thực phẩm mà còn có thể kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm. Tuy nhiên, nitrit sẽ kết hợp với sắt và ngăn chặn các sự vận chuyển oxy cho cơ thể, và thậm chí nó có thể tạo thành nitrosamine – chất gây ung thư. Đồng thời, nó sẽ tiêu thụ các vitamin C và vitamin E trong thực phẩm. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bạn nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa nitrit.

Axit photphoric và phosphate

Axit photphoric và phosphate chủ yếu có trong nước giải khát. Axit photphoric và phốt phát có thể cải thiện hương vị của thực phẩm và làm cho nó có vị ngon hơn nhiều. Tuy nhiên, uống quá nhiều axit photphoric và phosphate sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi trong cơ thể, làm tăng nguy cơ loãng xương và gây thiếu máu.

axit-photphoric-1004

Hơn nữa, nó cũng có một số ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân bị tăng huyết áp và bệnh tim. Do đó, tốt hơn là bạn nên uống nước tinh khiết, nước khoáng, nước đun sôi.

Xem bài viết trước.

BQT To mt tri

0/5 (0 Reviews)

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *