Đánh giá mì ăn liền là đồ ăn tiện lợi, các chuyên gia cho rằng có 2 lý do không nên ăn thực phẩm này là chúng có thể gây suy dinh dưỡng và chứa nhiều phụ gia. Nguyên tắc ăn uống lành mạnh là đa dạng và ưu tiên các thực phẩm tươi sống.
Trong báo cáo mới được công bố ngày 15/10 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), việc lạm dụng những thực phẩm ăn liền giá rẻ như mì ăn liền, bánh quy có thể giúp no bụng nhưng thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng khiến trẻ em Đông Nam Á bị thiếu dinh dưỡng và các vi chất cần thiết cho sự phát triển.
Cụ thể, ba quốc gia Philippines, Indonesia và Malaysia đang có tình trạng lạm dụng mì gói trong việc nấu ăn cho trẻ nhỏ. Do các phụ huynh bận rộn làm việc, không có thời gian nấu ăn cho con, thiếu tiền hoặc thiếu hiểu biết đã để con ăn những thực phẩm ít có giá trị dinh dưỡng.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trung bình ở 3 nước này là 40%, cao hơn mức trung bình của toàn thế giới là khoảng hơn 33%.
Các chuyên gia lí giải nguyên nhân mì ăn liền gây suy dinh dưỡng
Về điều này, TS Từ Ngữ – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam – khẳng định: “Mì ăn liền không bao giờ đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Ăn nhiều chắc chắn sẽ suy dinh dưỡng”.
Theo TS Từ Ngữ, loại thực phẩm này chủ yếu là mì và gói làm mặn, bao gồm hương vị tôm/thịt kèm muối, bột ngọt.
Trong khi đó, nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý là ăn đủ bốn nhóm chất gồm bột đường, đạm, béo, khoáng chất và vitamin. Mì ăn liền có thành phần chính là bột lúa mì được xếp cùng nhóm cung cấp chất bột đường như cơm, bún, phở, bánh mì, khoai, sắn… Nếu chỉ ăn thực phẩm này, chúng ta sẽ thiếu các nhóm chất còn lại.
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng và tiết chế lâm sàng, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, khuyến cáo thêm mì ăn liền là thực phẩm chế biến sẵn. Chúng có chứa nhiều muối, đường và chất béo, đều không tốt cho sức khỏe.
Chuyên gia này khuyến cáo người dân tuyệt đối không tiêu thụ mì ăn liền liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt là trẻ em. Bởi đây là đối tượng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển thể chất và trí tuệ.
“Mỗi tuần, chúng ta chỉ nên sử dụng mì ăn liền từ 1 đến 3 bữa, tối đa chỉ nên 5 bữa. Ngoài ra, bạn chỉ nên ăn chúng vào bữa sáng hoặc bữa phụ. Các bữa khác cần ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn”, TS Từ Ngữ tư vấn.
Người dân nên kết hợp hài hòa mì ăn liền cùng những thực phẩm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như thịt, trứng, tôm, rau xanh bởi chúng cung cấp vitamin và chất xơ. Chuyên gia lưu ý người dân nên bỏ gói mỡ trong mì ăn liền thay bằng chất béo mỡ lợn sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ trong quá trình phát triển, cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ như tảo mặt trời Spirulina
Tảo spirulina nói chung là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho trẻ, giúp bổ sung dinh dưỡng, nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu Trong tảo spirulina chứa các chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin B phức tạp, beta-carotene, vitamin E, mangan, kẽm, đồng, sắt, selen và axit gamma linolenic (một axit béo thiết yếu).
Các sản phẩm tảo Spirulina
[vc_row][vc_column]Hỗ Trợ Tăng Cân Cho Trẻ Em
Dinh Dưỡng Cho Não và Mắt
Dinh Dưỡng Cho Sỉ Tử Mùa Thi
Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 để được tư vấn