Thạc sĩ trồng tảo thu nhập 1,2 tỷ VNĐ/năm!

So với sử dụng đất để trồng lúa với thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm, việc chuyển sang nuôi tảo Spirulina sẽ tạo mức thu nhập khoảng 1.200 triệu đồng/năm, tăng gấp 24 lần so với trồng lúa.

Tảo xoắn (Spirulina) được dùng làm nguyên liệu trong việc bào chế thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chống suy dinh dưỡng. Theo ThS Lê Văn Lăng (ĐH Y Dược TP.HCM), nguồn gien tảo Spirulina ở Việt Nam khá phong phú, hiện tượng tảo xoắn mọc tự nhiên ở nhiều nơi. Tuy vậy, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu và đưa loại tảo này vào nuôi trồng. Đa phần những chất chiết xuất từ tảo Spirulina phải nhập ngoại và có giá thành rất cao, chẳng hạn bột acide amin có giá 70 UDS/kg, chất phycocyanin tinh chế dùng trong chẩn đoán bệnh có giá 50 USD/1mg, chất provitamin A có giá thành khoảng 200 USD/kg, chất phycocyanin thô dùng nhuộm màu dược phẩm và mỹ phẩm có giá 150 USD/kg…

taomattroi-thslevanlang
ThS Lăng (Bến trái)

ThS Lăng đã nghiên cứu và xây dựng thành công quy trình nuôi trồng sản xuất sạch tảo Spirulina trên đất  nông nghiệp nghèo dinh dưỡng. Bằng việc đưa tảo xoắn vào hồ nuôi có mái che kiểu nhà kính đơn giản, ThS Lăng đã xây dựng được các tiêu chuẩn về chất lượng tảo sạch, kiểm soát và tránh hấp thu các chất ô nhiễm.

Mô hình nuôi trồng tảo Mặt trời sạch khá đơn giản, bao gồm hồ nuôi bằng xi-măng hoặc bê-tông xi-măng chịu kiềm, mái che kiểu nhà kính, hàng rào bằng cây xanh quanh hồ để chống bụi và các xâm nhiễm khác. Với quy trình này, tảo sau khi thu hoạch sẽ được đưa ngay vào quá trình tách chiết. Các tinh chất dạng tươi sẽ được sử dụng trong bột dinh dưỡng, thức uống, yaourt. Tảo Spirulina ở dạng khô sẽ được đóng gói, bảo quản để làm nguyên liệu thuốc. Thời gian nuôi một mẻ kéo dài liên tục khoảng 90-120 ngày. Thời gian thu hoạch một thế hệ là 8-15 ngày.

Sau khi thử nghiệm, mô hình nhà kính do ThS Lăng đề xuất đạt hiệu quả nuôi, thu hoạch liên tục nhiều thế hệ Spirulina sau một lần nhân giống. Với công nghệ nuôi trồng tảo xoắn này, các sản phẩm sạch của tảo Spirulina được sản xuất ổn định và có hiệu quả kinh tế. Hiện nay, mô hình nuôi trồng này đã được đưa vào ứng dụng với quy mô sản xuất 2-3 tấn/năm. Giá thành của loại tảo xoắn này vào khoảng 10-16 USD/kg. Tảo Spirulina có thể nuôi trồng ở cả những vùng đất nông nghiệp nghèo dinh dưỡng, chua mặn.

Đến nay, tảo Spirulina do ThS Lăng nuôi trồng đã được Công ty thực phẩm Đồng Tâm dùng làm nguyên liệu chính để sản xuất bột dinh dưỡng cho trẻ em. Tảo Spirulina cũng được một số công ty dược mua để bào chế sản xuất các loại thuốc lợi sữa, thuốc chống suy dinh dưỡng,… Ngoài ra, một số công ty dược liệu nước ngoài đã đặt mối quan quan hệ và đặt hàng tảo Spirulina dạng khô.

taomattroi-chebien

ThS Lăng cho biết: Sắp đến, ông đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất gấp ba lần hiện nay (khoảng 7500m2), tiến tới mở rộng và xây dựng một trung tâm nghiên cứu sản xuất tảo Spirulina và một số vi tảo khác có giá trị như tảo Chlorella, tảo Dualiella,…

Xem bài viết trước đó.

 

(Sưu tầm: Taomattroi)

0/5 (0 Reviews)

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *