Thiếu máu lên não ở trẻ em trong những năm gần đây ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo các nghiên cứu trước đây, bệnh hay gặp ở những người trên 50 tuổi. Nhưng theo số liệu thu được trong những năm gần đây, bệnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ tuổi, thậm chí gặp cả ở trẻ em. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh như liệt, phù não, nhũn não, đột quỵ… thậm chí là tử vong. Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc những thông tin các triệu chứng thiếu máu lên não ở trẻ em để các bậc phụ huynh nhận biết và có hướng xử lý nhanh chóng.
Mục lục
1. Nguyên nhân thiếu máu lên não ở trẻ em
- Nguyên nhân thiếu máu lên não ở trẻ em là do sự bất thường trong huyết cầu tố. Cụ thể: cấu trúc và chức năng của tế bào hồng cầu phụ thuộc vào chất lượng cũng như số lượng huyết cầu có trong cơ thể. Ngoài ra một số bệnh di truyền cũng là nguyên nhân gây ra bất thường trong huyết cầu tố. Điều này sẽ làm cho các tế bào hồng cầu bị suy giảm. Đặc biệt khi khả năng sinh hồng cầu của tủy xương không thể bắt kịp với tốc độ chết của tế bào sẽ gây ra tình trạng thiếu máu.
- Thiếu máu lên não ở trẻ em còn là tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Để có thể tạo ra hồng cầu cho cơ thể cần cung cấp đủ lượng sắt, B12 và Vitamin. Trường hợp cơ thể bé bị thiếu sắt và vitamin sẽ dẫn tới tình trạng lượng hồng cầu cần thiết cho cơ thể không được sản xuất đủ, gây nên tình trạng thiếu máu. Điều này chủ yếu diễn ra ở sơ sinh bị thiếu tháng hoặc trẻ trên 12 tháng tuổi.
- Một nguyên nhân nữa gây máu lên não chậm có thể do biến dạng trong tủy xương: Tủy xương đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Vì thế đối với bệnh ung thư bạch cầu và thậm chí là ung thư tủy xương sẽ là nguyên nhân dẫn tới việc sản xuất các tế bào hồng cầu bị suy giảm.
- Bên cạnh đó, thiếu máu não còn có nguyên nhân từ hội chứng đau nửa đầu Migraine. Đây là hội chứng ngày càng xuất hiện phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Đau nửa đầu gây ra những cơn đau dữ dội nửa bên đầu và kéo dài trong nhiều giờ khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.
2. Biểu hiện và triệu chứng thiếu máu ở trẻ em
Thông thường triệu chứng của thiếu máu lên não ở trẻ em ở gian đoạn đầu không thể hiện rõ ràng. Nhưng sau đó, khi đã tiến triển nặng hơn, bệnh có thể có những triệu chứng rất đặc trưng sau:
- Thể chất suy yếu, thiếu hoạt bát, cơ thể mệt mỏi, chán chường hay quấy khóc, bực dọc và dễ cáu kỉnh. Trẻ có những thay đổi bề ngoài như: da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, sắc khí không tươi tắn. Bên cạnh đó trẻ còn trở nên lười ăn, hay bị chóng mặt hay cảm thấy có tia sáng trước mặt.
- Nếu như nhịp tim của trẻ trở nên nhanh hơn đây cũng là một triệu chứng của thiếu máu lên não ở trẻ em, do thiếu máu nên thiếu các tế bào hồng cầu chuyên chở oxy, gây ra thiếu oxy trầm trọng đến các cơ quan. Vì thế, cơ thể phải tăng nhịp tim lên để đẩy máu đi nhanh hơn giúp cung cấp đủ oxy tới các mô.
- Thiếu máu lên não ở trẻ nhỏ làm suy giảm sức đề kháng của trẻ làm trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hay các bệnh nguy hiểm khác. Đặc biệt nhất là làm suy giảm chỉ số thông minh ở trẻ, giảm khả năng tư duy, sáng tạo ở trẻ. Từ đó khiến trẻ không được phát triển một cách toàn diện về tư duy và thể chất.
- Trẻ bị thiếu máu lên não do hội chứng đau nửa đầu Migraine với các triệu chứng đặc trưng sau: đau đầu kiểu giật nhói như mạch đập xuất phát từ một bên đầu, đau theo từng cơn, các cơn đau thường kèm theo buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động và đau nhói mạnh hơn khi vận động…
3. Phòng bệnh thiếu máu não cho trẻ như thế nào?
- Biết được các nguyên nhân cũng như các triệu chứng của thiếu máu lên não ở trẻ em sẽ giúp các bậc phụ huynh có phương án phòng bệnh cho trẻ tốt hơn. Cần phòng bệnh thiếu máu từ sớm cho trẻ, ngay từ khi trẻ còn ở thời kỳ bào thai, đặc biệt để ý tới những trẻ có nguy cơ bị bệnh cao như các trẻ bị đẻ non, sinh đôi hay các trẻ dưới 3 tuổi và các bà mẹ có thai.
- Trong thời mang thai, các bà mẹ nên bổ sung chế độ ăn thức ăn giàu sắt, nếu các bà mẹ có nguy cơ thiếu sắt, cần nhanh chóng bổ sung bằng cách uống các chế phẩm sắt để bù vào lượng sắt bị thiếu.
- Phải bảo đảm cho trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ ngay từ khi mới sinh ra, các bà mẹ nên bổ sung nước sinh tố từ tháng thứ 2 – 3 của thai kỳ, đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng từ thức ăn thực vật, động vật và rau xanh.
- Đối với trẻ sinh non, sinh đôi hay thiếu sữa mẹ nên dùng sữa ngoài, bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều sắt hoặc sử dụng các chế phẩm sắt khoảng 20 mg/ngày ngay từ tháng thứ 2.
Trên đây là các triệu chứng của bệnh thiếu máu lên não ở trẻ em cũng như một số phương án dự phòng mà các bà mẹ có thể tham khảo để giúp trẻ tránh khỏi tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ được khuyên nên sử dụng các loại thực phẩm và thảo dược an toàn cho trẻ giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng thiếu máu lên não của trẻ.
Mách nhỏ bạn đọc
Các Sản Phẩm Tảo Mặt Trời
[vc_row][vc_column]Hỗ Trợ Tăng Cân Cho Trẻ Em
Dinh Dưỡng Cho Não và Mắt
Dinh Dưỡng Cho Sỉ Tử Mùa Thi
Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 để được tư vấn
Tảo mặt trời thực phẩm lành mạnh có chứa đồng thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe chúng ta như các loại axit amin thiết yếu, vitamin, chất khoáng, chất xơ, một lượng lớn các hoạt chất sinh học – là các chất chống oxi hóa như Phycocyanin, Clorophyll, … giúp cơ thể khỏe mạnh, tự nhiên, lên cân một cách an toàn, hiệu quả đồng thời giúp cơ thể thanh lọc tẩy độc, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, ngăn ngừa được nhiều loại bệnh tật.
Công ty
Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 hoặc (08) 3968 3680 – Ms. Hà