Tìm hiểu tất tần tật thông tin về chứng mất ngủ

Mục lục

Dưới đây là 7 điều về chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ: người mất ngủ cần “khắc cốt ghi tâm”

1. VAI TRÒ CỦA GIẤC NGỦ

Giấc ngủ có một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe về mặt thể chất lẫn tinh thần cho con người. Con người duy trì được sự tỉnh táo, khả năng làm việc vào ban ngày, các chức năng của não bộ cũng như toàn bộ cơ thể đều được phục hồi là nhờ một giấc ngủ đầy đủ.
Thông thường khi ngủ dậy ta cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái, không mệt mỏi, đó được xem là giấc ngủ ngon.

2. NGỦ BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?

Thời lượng của giấc ngủ phụ thuộc vào độ tuổi.
– Người trẻ: Thời lượng ngủ trên 8 giờ/ngày (Trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 12-16 giờ/ngày).
– Người trưởng thành (trên 18 tuổi): Thời lượng ngủ từ 7-8 giờ/ngày.
– Người cao tuổi: Càng lớn tuổi thì giấc ngủ càng ngắn lại, giấc ngủ không sâu mà hay tỉnh giấc. Người ta nhận thấy cứ sau 10 năm tuổi thì giấc ngủ ngắn lại khoảng 30 phút.

3. THẾ NÀO LÀ MẤT NGỦ?

Mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ, không phải là một bệnh riêng lẻ, thường là một triệu chứng do bệnh cơ thể hoặc tâm thần gây ra. Mất ngủ đặc trưng bởi các đặc điểm sau:
– Người bệnh khó đi vào giấc ngủ (trên 30 phút nằm trên giường mới có thể ngủ được).
– Ngủ chập chờn, không yên giấc, hay thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại được.
– Thức giấc sớm (thường trước 5 giờ sáng và không ngủ lại được).
– Nặng hơn là hầu như không thể chợp mắt suốt đêm. Ban ngày thì mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, cáu gắt.
– Khi ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu.

Mất ngủ gây giảm sức khỏe, tuổi thọ, rối loạn hoạt động não bộ, tim mạch, gan, thận…

4. NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT NGỦ

– Stress trong cuộc sống như mất việc, mất người thân, ly dị, mất tài sản…
– Mắc các bệnh cơ thể như trào ngược thực quản, viêm xoang, dị ứng, các bệnh nội tiết như tăng hoạt tuyến giáp, viêm khớp, hen phế quản…
– Các rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm, hưng cảm, các bệnh loạn thần như tâm thần phân liệt… đây là những nguyên nhân thường gặp nhất và có tỉ lệ mắc bệnh rất cao trong cộng đồng.
– Môi trường ô nhiễm, tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ quá cao hay quá thấp.
– Dùng 1 số thuốc gây mất ngủ như thuốc chữa cảm cúm, dị ứng, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa cao huyết áp, hen phế quản…
– Cách sinh sống và thói quen không phù hợp. Do thay đổi thời gian ngủ như đổi múi giờ, hoặc làm ca đêm…

5. HẬU QUẢ MẤT NGỦ

Mất ngủ gây ra nhiều khó khăn và phiền toái trong cuộc sống của nhiều người. Mất ngủ lâu ngày có thể dẫn đến một loạt những hậu quả sau:
– Ảnh hưởng tới não bộ: Suy giảm trí nhớ, tổn thương tế bào thần kinh, trầm cảm…
– Ảnh hưởng tới tim mạch: Là nguy cơ tăng huyết áp.
– Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch: Suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ ung thư.
– Ảnh hưởng tới tinh thần: Lờ đờ, uể oải, mệt mỏi, mất tập trung, kém minh mẫn, dễ cáu giận, căng thẳng.
– Ảnh hưởng tới ngoại hình, làn da: Da xạm, khô, quầng mắt thâm, xuất hiện nhiều nếp nhăn.

6. KHI NÀO BẠN CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ ?

Xét về mặt thời gian, người ta chia mất ngủ ra thành hai loại:
– Mất ngủ cấp tính: (Mất ngủ thoảng qua, mất ngủ ngắn hạn) Gọi là cấp tính do mất ngủ chỉ xuất hiện nhất thời, vì những tác động trong cuộc sống thường nhật như lo lắng công việc, sắp đến ngày thi, bị stress, có tin buồn… các tác động này gây mất ngủ vài ngày, sau đó giấc ngủ trở lại bình thường, không cần điều trị.
– Mất ngủ mạn tính: Thời gian mất ngủ ít nhất ba đêm trong một tuần và kéo dài ít nhất ba tháng. Mất ngủ mạn tính có nhiều nguyên nhân như do thay đổi môi trường sống, môi trường lao động, bị bệnh cơ thể hoặc tâm thần, sử dụng các chất kích thích hoặc do dược phẩm… lúc này người mất ngủ nên đi khám bác sĩ.
Đi khám ở đâu?

Về nguyên tắc là phải điều trị nguyên nhân gây mất ngủ. Trước tiên người mất ngủ phải kiểm tra cơ thể có bị bệnh gì gây mất ngủ không. Cần khám tổng quát, làm các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Nếu mất ngủ do có bệnh lý cơ thể, cần phải được bác sĩ chuyên khoa tương ứng điều trị.
– Nếu mất ngủ do stress, sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện hay bị các bệnh tâm thần như lo âu, trầm cảm, hưng cảm, tâm thần phân liệt… cần phải đi khám ở chuyên khoa tâm thần.

7. ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ NHƯ THẾ NÀO?

Để điều trị mất ngủ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có phương pháp điều trị chính xác và kịp thời.
Người mất ngủ không nên tự ý mua các loại thuốc ngủ để tự điều trị.
A. Phương pháp điều trị mất ngủ không dùng thuốc: Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
– Người mất ngủ nhẹ chỉ cần điều chỉnh thói quen tốt hay còn gọi là vệ sinh giấc ngủ, tạo cho mình một nếp sống lành mạnh để bảo đảm có được một giấc ngủ tốt.
– Ngủ đúng giờ, dậy đúng giờ, tránh ngủ ngày, khi ngủ nên mặc quần áo mỏng, thoáng.
– Đi ngủ ngay khi có dấu hiệu buồn ngủ, dậy ngay khi thức giấc. Không được đọc những truyện quá hấp dẫn vào buổi tối.
– Tránh sử dụng điện thoại trước khi ngủ vì ánh sáng xanh của màn hình sẽ làm khó ngủ.
– Tránh uống các chất kích thích như rượu, cà phê, trà, hút thuốc lá… nhất là vào buổi chiều tối.
Nicotine, caffeine là những chất kích thích làm khó ngủ.
– Tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn trước khi ngủ từ 3-4 giờ để vào giấc ngủ nhanh hơn.
– Không ăn tối quá no.
– Phòng ngủ cần yên tĩnh, thông thoáng, tối, nhiệt độ phòng vừa phải, đệm giường thoải mái. Trước khi ngủ có thể tắm, hoặc nghe nhạc nhẹ.
– Có một kế hoạch làm việc hợp lý, nên hoàn thành mọi việc trong ngày để tránh bận tâm khi ngủ.
– Ban ngày cơ thể nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cảm nhận được nhịp ngày đêm.
– Chế độ ăn các thực phẩm giàu melatonin, serotomin, tryptophan, magie như chuối, sữa ấm, mật ong, khoai tây, yến mạch…
B. Các thuốc hóa dược
Các thuốc được sử dụng để điều trị mất ngủ có nhiều loại như:
– Nhóm barbiturat (hiện không dùng nữa do độc tính cao).
– Nhóm benzodiazepin (temazepam, flurazepam, triazolam, diazepam). Lưu ý tác dụng an thần kéo dài do tích lũy thuốc.
– Nhóm thuốc thế hệ mới: Eszopiclone (Lunesta), Zaleplon (Sonata), Zolpidem (Ambien).
Như đã đề cập ở trên, điều trị mất ngủ phải tùy theo nguyên nhân.
Nếu có bệnh cơ thể phải ưu tiên điều trị trước, các thuốc ngủ chỉ được sử dụng để điều trị triệu chứng mất ngủ. Tùy theo từng loại bệnh mà thầy thuốc của từng chuyên khoa quyết định. Các thuốc này chỉ định cho người bệnh dùng từ 7-10 ngày. Dùng liều cao, dài ngày gây ra nhiều tác dụng phụ: đau đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khô miệng, mệt mỏi, đau dạ dày, hại gan, thận…, nguy cơ lệ thuộc thuốc, hoặc là lệ thuộc về mặt dược lý hay lệ thuộc về mặt tâm lý. Quá liều có thể ảnh hưởng đến tính mạng
C. Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược
Các thảo dược thường dùng là Tâm sen, Lạc tiên, Đinh lăng, Trinh nữ, Nữ lang… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cần lựa chọn những loại sản phẩm được cơ quan y tế cấp phép đầy đủ, nhà cung cấp – sản xuất uy tín, đồng thời phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.

Mách nhỏ bạn đọc

Các Sản Phẩm Tảo Mặt Trời

[vc_row][vc_column]
475,000
Giảm giá!
Original price was: 890,000₫.Current price is: 790,000₫.
Giảm giá!

Dinh Dưỡng Cho Sỉ Tử Mùa Thi

Tảo Mặt Trời Spirulina Gold Plus

Original price was: 1,200,000₫.Current price is: 1,150,000₫.
[/vc_column][/vc_row]

Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 để được tư vấn

Tảo mặt trời thực phẩm lành mạnh có chứa đồng thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe chúng ta như các loại axit amin thiết yếu, vitamin, chất khoáng, chất xơ, một lượng lớn các hoạt chất sinh học – là các chất chống oxi hóa như Phycocyanin, Clorophyll, … giúp cơ thể khỏe mạnh, tự nhiên, lên cân một cách an toàn, hiệu quả đồng thời giúp cơ thể thanh lọc tẩy độc, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, ngăn ngừa được nhiều loại bệnh tật.


Công tygau-truc-do1

Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM

Hotline: 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 hoặc (08) 3968 3680 – Ms. Hà

0/5 (0 Reviews)

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *