Thiếu máu là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Thiếu máu là sự giảm hoặc sản sinh không đủ số lượng hồng cầu, huyết sắc tố ở máu ngoại vi dẫn đến thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Khi bị thiếu máu, người bệnh thường cảm thấy nhanh mệt khi vận động thể lực, nhức đầu, choáng váng khi ngồi lâu rồi đứng dậy đột ngột, da xanh xao, nhợt nhạt, khó thở… Nếu thiếu máu do các bệnh lý có thể xuất hiện các hạch nổi bất thường ( trường hợp bị ung thư máu, ung thư hạch..), vàng da, vàng mắt ( trường hợp bị bệnh gan ), trong phân có máu ( ung thư dạ dày, đại tràng..).
Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, nhưng thường hay gặp là do thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu như: sắt, acid folic, vitamin B12, protein (đạm). Bên cạnh đó là hiện tượng thiếu máu cấp tính (chảy máu…) hoặc mãn tính (do giun móc, trĩ, loét dạ dày, tá tràng…).
Những đối tượng nào dễ bị thiếu máu?
Theo tổ chức Y Tế Thế Giới, năm 2000, thiếu máu đã ảnh hưởng đến gần 2 tỷ người trên thế giới trong đó 52% là phụ nữ có thai, 39% là trẻ dưới 5 tuổi, và hơn 90% trường hợp tập trung ở các nước đang phát triển.
– Khi mang thai, hầu hết phụ nữ thường không có đủ lượng sắt dự trữ, nhất là ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ đẻ non, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở cả mẹ và con. Vì vậy, ngoài chế độ dinh dưỡng tốt, trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung thêm sắt, vitamin B12, axit folic để giúp tăng cường quá trình tạo máu.
– Trẻ em dưới 5 tuổi cũng có nguy cơ bị thiếu máu rất cao, đặc biệt ở độ tuổi từ 0 – 23 tháng, có 45% trẻ bị chứng bệnh này.Theo các chuyên gia, trong những năm đầu đời, trẻ cần nhiều sắt cho quá trình tăng trưởng và tạo máu. Tuy nhiên, nhiều khi chế độ ăn hàng ngày của trẻ không cung cấp đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng: thiếu đạm động vật, nhiều đường, thiếu sữa mẹ..
– Tuổi dậy thì là độ tuổi phát triển mạnh mẽ, cơ thể cần nhiều sắt, protein (đạm).. cho quá trình tạo máu và phát triển thể chất. Dù vậy, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hiện nay, lượng sắt từ bữa ăn của người Việt Nam chỉ thỏa mãn 30-50% nhu cầu về chất này. Thêm vào đó, do chế độ ăn uống thiếu hụt, thừa chất này, thiếu chất kia trong các bữa ăn hàng ngày, lứa tuổi vị thành niên cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều của chứng bệnh thiếu máu, đặc biệt là nữ giới thường bị mất một lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt.
Chữa trị và phòng bệnh thiếu máu như thế nào?
Việc điều trị thiếu máu cần điều trị nguyên nhân gây ra. Thiếu máu do bệnh mãn tính đa số không cần điều trị gì, chỉ một số ít cần truyền hồng cầu để chữa triệu chứng. Thiếu máu do thiếu sắt thì chủ yếu cần bổ sung chất sắt trong dược phẩm kết hợp chế độ ăn giàu chất sắt. Tuy nhiên, “viên sắt” thường có thành phần là sắt nguyên tố nên cơ thể khó hấp thu và dễ gây cặn gây sỏi thận. Gan, tim, trứng, giá đậu, hoa quả, bông cải xanh… là những thực phẩm có nhiều sắt, vitamin B12 cần thiết cho quá trình tạo máu. Ngoài ra, có một loại thực phẩm tự nhiên giúp cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng trên là Tảo Mặt trời Spirulina (tảo xoắn). Đây là một loại thực phẩm tự nhiên, có chứa đồng thời các chất dinh dưỡng cho người thiếu máu như:
– Lượng Sắt gấp 50 lần trong rau bina chân vịt
– Lượng đạm (protein) gấp 3 lần trong thịt bò, 5 lần trong trứng
– Hàm lượng vitamin B12 tự nhiên gấp 4 lần trong gan bò (loại thực phẩm nhiều vitamin B12 tự nhiên nhất được dùng trong các bữa ăn).
Thêm vào đó, trong Tảo Mặt trời có chứa đầy đủ và cân đối hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết như các axit amin thiết yếu, vitamin, chất khoáng, chất xơ, một lượng lớn các hoạt chất sinh học – là các chất chống oxi hóa như Phycocyanin, Clorophyll… giúp tăng cường khả năng thải độc của cơ thể, tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da, tóc.
Những bệnh nhân bị thiếu máu nên uống bổ sung 12 viên Tảo Mặt trời tự nhiên hàng ngày, liên tục trong 3 tháng. Ngoài ra, để phòng tránh chứng bệnh này, trẻ em từ 6 tháng đến 13 tuổi nên uống bổ sung 3 viên Mặt trời tự nhiên một ngày hoặc (1.5g Tảo Mặt trời dạng bột), trẻ em từ 14 tuổi và người lớn, uống 6 viên tảo Mặt trời tự nhiên 1 ngày để cung cấp chất sắt, vitamin B12 và đạm tự nhiên cho cơ thể.
<<Hỗ trợ dinh dưỡng quá trình điều trị tiểu đường